headertvtc new


   Hôm nay Thứ năm, 25/04/2024 - Ngày 17 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Câu hỏi : Là một bậc phụ huynh, chúng con hay nói với con cái của mình như sau...

Hỏi : Là một bậc phụ huynh, chúng con hay nói với con cái của mình như sau để khuyến khích các con học hành: “Con phải cố gắng học cho bằng bạn hay hơn bạn” và con cũng nghĩ là phải ganh đua  thì mới cố gắng hơn. Như vậy có phải vô tình con đã dạy cho con của con phải hơn thua, tranh dành với bạn bè không? Kính mong quí Thầy  chỉ con cách làm sao để khuyến khích các con học tập mà không làm các con bị ảnh hưởng xấu sau này.

Đáp : Trước hết, chúng ta phải xác định mục tiêu học tập của con cái mình là gì ? Kế là phải hiểu về sức học, trí tuệ, tình cảm v.v... của chúng. Nói  theo  "Phật pháp" là phải biết căn nghiệp của con mình thế nào? Xác định được hai câu hỏi đó là mình có câu trả lời cho việc mình cần làm.
 

1. Mục tiêu của việc học tập : Hiện tại, là để chúng không có thời gian nhàn rỗi mà sinh những chuyện không hay. Tương lai, là để chúng có thể tự nuôi lấy bản thân, gia đình và có điều kiện giúp đỡ mọi người chung quanh. Đó là mục tiêu chính của việc học hành, không phải hơn bạn bè là mục tiêu của việc học hành. Vì thế, chúng ta có thể nêu thẳng mục tiêu đó ra để khuyến khích chúng, hơn là lấy bạn bè ra làm chỗ ganh đua. Còn nếu muốn dùng  hình thức ganh đua giữa bạn bè để khuyến khích con cái, thì phải tập cho con ganh đua trong tinh thần vui vẻ, không đố kỵ. Nhưng nhớ đây là con dao hai lưỡi, chúng ta phải khéo léo và cẩn thận.

2. Cha mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi hơn người, nhưng không phải cứ muốn là được. Mọi thứ còn tùy thuộc vào căn nghiệp của chúng. Có đứa dạy một biết mười. Có đứa dạy mười biết chỉ ba thậm chí l à  một ... V ì thế, khuyến khích con là một chuyện, mà kết quả ra sao còn tùy vào căn nghiệp của chúng. Cho nên, con mình có hơn hay thua bạn, không quan trọng bằng nó đã làm hết sức của nó. Hiểu được vậy, mình sẽ tránh được nhiều điều đáng tiếc xảy ra như hiện nay : Tự gây áp lực cho mình và con trẻ. Con trẻ chịu không được áp lực đó thì tự tử v.v...

3. Thực tế trong cuộc đời cho thấy, có những người học giỏi nhưng lại không có đất để dụng võ. Có người học không giỏi nhưng tiền vẫn đầy túi, chức vụ vẫn ngon lành. Điều đó cho thấy, tài học chưa hẳn là thứ quyết định được hạnh phúc cho con người, mà nó còn một mặt khác nữa. Chính là cái phước (có thể từ quá khứ, có thể trong hiện tại). Vì thế khuyến khích con trẻ phát triển tài năng là tốt, nhưng khuyên con củng cố cái đức hoặc làm những việc phước thiện cũng không kém quan trọng. Nếu đời này, cái nhân phước thiện ấy chưa trỗ quả, thì đó cũng là cái nhân cho những cái quả tốt đẹp cho những kiếp về sau. Khuyên con giúp đỡ, hòa nhập với bạn bè v.v... chính là đang củng cố cái đức cho nó.    

[ Quay lại ]