headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 27/04/2024 - Ngày 19 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

THIỀN SƯ HUỆ LĂNG

blank_page

Trường Khánh - (854-932)

Sư họ Tôn quê ở Diêm Quan Hàn Châu. Thuở nhỏ, Sư bẩm tánh thuần đạm. Năm mười ba tuổi, Sư đến chùa Thông Huyền ở Tô Châu xuất gia thọ giới. Sau đó, Sư đi tham vấn khắp các thiền hội.

Niên hiệu Càn Phù năm thứ năm (878), Sư vào xứ Mân yết kiến Tây Viện, thưa hỏi Linh Vân. Nơi Linh Vân, Sư hỏi:

- Thế nào là đại ý Phật pháp?

blank_page

Linh Vân đáp:- Việc lừa chưa đi, việc ngựa lại đến.

Sư không khế hội.

*

Sư đến Tuyết Phong cũng đề khởi câu hỏi trên. Tuyết Phong đáp: Ông đâu chẳng phải người Tô Châu? Sư thưa: Con đâu chẳng biết là người Tô Châu. Tuyết Phong dạy yết kiến Huyền Sa. Đến Huyền Sa, Sư cũng hỏi câu ấy. Huyền Sa bảo: Ông là Lăng đạo giả tại sao chẳng hội. Sư thưa: Chẳng biết Linh Vân nói thế ấy là ý tại chỗ nào? Huyền Sa bảo: Chỉ là Lăng đạo giả, không thể tìm bên ngoài?

Như thế, nơi Tuyết Phong Sư qua lại thưa hỏi ngót hai mươi năm, ngồi rách bảy cái bồ đoàn mà không sáng việc này.

*

Một hôm, Sư cuốn rèm bỗng nhiên đại ngộ, bèn làm bài tụng:

            Đại sai dã đại sai                

            Quyện khởi liêm lai kiến thiên hạ                      

            Hữu nhân vấn ngã thị hà tông                             

            Niêm khởi phất tử phách khẩu đả.                      

            ( Rất sai cũng rất sai

            Vừa cuốn rèm lên thấy thiên hạ

            Có người hỏi ta là tông gì?

            Cầm cây phất tử nhằm miệng đánh.)

*

Tuyết Phong nói với Huyền Sa: Kẻ này đã triệt ngộ. Huyền Sa thưa: Chưa được, đây là ý thức làm ra, đợi khám phá ra mới tin chắc. Chiều đến, chúng tăng vào pháp đường thưa hỏi. Tuyết Phong nói với Sư: Đầu-đà Bị chưa chấp nhận ông, thật có chánh ngộ ở trước chúng nói ra xem.

Sư liền nói bài tụng:

            Vạn tượng chi trung độc lộ thân

            Duy nhân tự khẳng nãi vi thân

            Tích thời mậu hướng đồ trung mích

            Kim nhật khán như hỏa lý băng.

Dịch:

            Chính trong vạn tượng hiện toàn thân

            Chỉ người tự nhận mới là gần

            Thuở xưa lầm nhắm ngoài đường kiếm

            Ngày nay xem lại băng trong lò.

Tuyết Phong nhìn Huyền Sa nói: Không thể là ý thức làm ra.

*

Sư hỏi Tuyết Phong: Một đường từ trước chư thánh truyền trao thỉnh Thầy chỉ dạy? Tuyết Phong lă?g thinh. Sư lễ bái rồi lui. Tuyết Phong mỉm cười.

*

Sư vào phương trượng tham vấn Tuyết Phong. Tuyết Phong hỏi: Là cái gì? Sư thưa: Ngày nay trời trong phơi bắp là tốt.

*

Sư xẩn bẩn ở Tuyết Phong hai mươi chín năm. Đến niên hiệu Thiên Hựu năm thứ ba (906), Sư nhận lời thỉnh cầu của Vương Diên Bân Thích sử Tuyền Châu đến trụ trì tại Chiêu Khánh.

Sau, Mân soái thỉnh Sư sang Tây Viện phủ Trường Lạc, để hiệu là Trường Khánh.

*

Sư thượng đường im lặng giây lâu, bảo chúng:

- Lại có người biết nhau chăng? Nếu chẳng biết nhau là lừa dối huynh đệ, hiện nay có việc gì? Chớ có bít lấp, lại là việc trong nhà của ai? không chịu đảm nhận lại đợi đến bao giờ? Nếu là kẻ lợi căn tham học chẳng cần đến trong ấy, lại hiểu chăng? Hiện nay có một nhóm người hành khước, lỗ tai chứa đầy dẫy, dù cho thâu thập được, lại có phù hợp việc các người đi hành khước chăng?

Có vị Tăng hỏi:- Việc hành khước làm sao học?

Sư đáp:- Chỉ biết đến người đòi lấy.

- Thế nào là một con đường riêng?

- Đâu phiền đến hỏi.

- Về danh ngôn diệu nghĩa trong kinh đã nói, chẳng mắc ba bực thỉnh Thầy nói thẳng?

- Trân trọng!

*

Sư dạy chúng:

- Ca ngâm rõ ràng, các ông còn chẳng hội, chợt gặp việc mờ tối đến, các ông làm sao?

Có vị Tăng hỏi:- Thế nào là việc mờ tối đến?

Sư bảo:- Uống trà đi.

Trung Tháp thưa:- Xin thỉnh Hòa thượng cùng uống có bạn.

*

Sư dạy chúng:

- Nếu ta thuần nêu xướng tông thừa, nên đóng kín cửa pháp đường, bởi do ?tột pháp thì không dân?.

Có vị Tăng hỏi:- Chẳng sợ không dân, thỉnh Thầy tộ? pháp?

Sư bảo:- Lại bỏ rơi chỗ nào?

*

Sư khai pháp hai nơi đồ chúng có đến một ngàn năm trăm vị. Sự giáo hóa của Sư trong hai xứ Mân Việt ngót hai mươi bảy năm.

Đến đời Hậu Đường niên hiệu Trường Hưng năm thứ ba (932), ngày mười bảy tháng năm, Sư qui tịch. Sư thọ bảy mươi chín tuổi, được sáu mươi tuổi hạ.

[ Quay lại ]