headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 10/09/2024 - Ngày 8 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Chim về quên tổ

Có một cư sĩ hỏi thiền sư Phật Quang :
- Kinh nói : “Cúng dường trăm ngàn chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm”. Chẳng hay trăm ngàn chư Phật có lỗi gì ? Đạo nhân vô tâm có công đức gì ?
Thiền sư Phật Quang dùng kệ đáp :

                    Một mảnh mây giăng ngang cửa động,
                    Bao chim về tổ quên mất đường.
                    Nhất phiến bạch vân hoành cốc khẩu,
                    Kỷ đa quy điểu tận mê sào.

Ý bài thơ này nói rằng chỉ vì một mảnh mây trắng mà chim chóc về tổ đều quên mất đường, không bay về đến nhà. Vì cúng dường chư Phật là có đối tượng ngược lại quên mất chính mình. Còn cúng dường đạo nhân vô tâm là dùng trí vô phân biệt siêu việt tất cả. Trăm ngàn chư Phật tuy không lỗi lầm, nhưng do đạo nhân vô tâm mà nhận biết được mình.
Cư sĩ lại hỏi :
- Đã là Già-lam thanh tịnh, vì sao gõ mõ đánh trống ?
Thiền sư Phật Quang cũng dùng kệ đáp :

                    Cần phải đánh ra ngoài vũ trụ,
                    Không bị long môn điểm trán mình.
                    Trực tu đả xuất thanh tiêu ngoại,
                    Miễn kiến long môn điểm ngạch nhân.

Bài thơ này ý nói rằng đạo tràng tự viện thanh tịnh, sở dĩ gõ mõ đánh trống là vì có ý nghĩa sâu xa riêng. Như đánh mõ là vì cá ở dưới nước khi ngủ không nhắm mắt cho nên dùng mộc ngư để biểu thị sự tinh tấn không lười nhác. Còn đánh trống là vì tiêu nghiệp tăng phước. Tiếng mõ tiếng trống thấu suốt ngoài bầu trời, đâu còn thọ khổ luân hồi.
Cư sĩ lại hỏi :
- Tại gia cũng có thể học Phật đạo, đâu cần xuất gia mặc đồ tu ?
Thiền sư Phật Quang lại dùng kệ đáp :

                    Chim công có sắc trang nghiêm thân,
                    Đâu bằng thiên nga bay cao xa.
                    Khổng tước tuy hữu sắc nghiêm thân,
                    Bất như hồng hộc năng cao phi.

Bài thơ này ý nói rằng tại gia tu hành cố nhiên rất tốt, nhưng không bằng người xuất gia tinh chuyên nhất trí. Vẻ đẹp chim công tuy dễ xem, nhưng không bằng chim nhạn bay cao xa.
Đám mây mù trong tâm cư sĩ được thiền sư Phật Quang quét sạch.

Lời bình :

Có những vấn đề nếu không thông suốt thì tâm có nhiều mắc mứu, nhưng nếu được giải thích thì như mây tan thấy bầu trời xanh. Thiền, có khi giải thích, có khi không giải thích, nhưng đều nói những việc không liên quan. Nếu ngoài lời mà hiểu được ý thì một lời nói một hành động của các thiền sư đều là thiền.

[ Quay lại ]