headertvtc new


   Hôm nay Chủ nhật, 13/10/2024 - Ngày 11 Tháng 9 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

NGHI THỨC THỌ TRAI-Thiền Thất Thường Lạc

NGHI THỨC THỌ TRAI

CEREMONIE DU REPAS À LA SAVEUR THIỀN

thotrai 

NGHI THỨC THỌ TRAI

Xá chúng rồi ngồi vào bàn.
 Duy Na tụng.
 Toàn chúng vừa niệm vừa dâng cơm cúng dường chư Phật Bồ tát.

CEREMONIE DU DEJEUNER avant midi

Le moine karmadāna psalmodie au rythme du gong.
Toute l’assistance offre de la nourriture aux Bouddhas
et aux Bodhisattvas en récitant cette prière

CÚNG DƯỜNG

Cúng dường Phật pháp thân thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na,
Phật báo thân viên mãn Lô Xá Na.
Phật hóa thân ngàn muôn ức Thích Ca Mâu Ni.
Vị lai giáng sanh Phật Di Lặc Tôn.
Thế giới Cực lạc Phật A Di Đà.
Mười phương ba đời tất cả chư Phật.
Bồ Tát Đại Trí Văn Thù Sư Lợi,
Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền,
Bồ Tát Đại Bi Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí,
Chư Bồ Tát lớn thường hộ pháp.
Đại Bát Nhã cứu cánh,
Ba đức, sáu vị cúng Phật và tăng,
Thảy đều cúng dường chúng hữu tình khắp pháp giới.
Nếu khi thọ thực, lấy vui thiền định và pháp hỷ đầy đủ làm thức ăn.

OFFRANDE DE NOURRITURE
Nous faisons une offrande de nourriture au Bouddha Vairocana, au Pur Corps du Dharma,
Au Bouddha Locanatha, au Parfait Corps de Félicité,
Au Bouddha Śākyamuni, au Corps de Transformation doté d’une multitude de manifestations.
A Tathāgata Maitreya, le Bouddha du futur,
A Tathāgata Amitābha, le Bouddha de la Terre Pure,
A tous les Bouddhas des dix directions et des trois ères du temps.
A Maῆjuśrī, le Bodhisattva de la Grande Sagesse,
A Samantabhadra, le Bodhisattva de la Grande Action,
A Avalokiteśvara, le Bodhisattva de la Grande Compassion,
A Mahasthama, le Bodhisattva de la Grande Energie,
A tous les grands Bodhisattvas voués à la protection du Dharma,
Avec la sagesse de Maha PrajñāPāramitā,
Nous offrons la nourriture aux trois vertus et aux six saveurs à tous les Bouddhas, Boddisattvas , à la Saṅgha et à tous les êtres sensibles de toutes les sphères du Dharma.
Puissions nous transformer cette nourriture en joie lors de la méditation et en félicité dans le Dharma.

CÚNG ĐẠI BÀNG
Chim Đại bàng cánh vàng

Chúng quỉ thần rừng núi

Mẹ con quỉ La sát

Cơm bảy hạt no đầy

Án mục đế tóa ha (7 lần).

DON de nourriture au Grand Aigle et aux Esprits Errants
Ô grand aigle Garuḍa aux ailes dorées,
Esprits errants des forêts, montagnes et plaines,
Esprits de famille Rākṣasa,
Nous vous offrons ces sept grains de riz sanctifiés.
Án mục đế tóa ha (7 fois).

VỊ TĂNG XƯỚNG

Phật răn chúng Tăng, khi ăn phải nhớ năm pháp quán. Tán tâm nói chuyện của tín thí khó tiêu. Đại chúng khi nghe tiếng khánh, mỗi người phải nhất tâm chánh niệm.

Le Maître énonce

Le Bouddha recommande à la Saṅgha de respecter les Cinq Objets à méditer lors de la prise de nourriture et de la savourer silencieusement pour ne pas être perturbé mentalement et physiquement. Dès que les membres de la Saṅgha entendent le son de la cloche, ils devront manger en pleine conscience.

Tay bưng bát cơm, toàn chúng nguyện 
Nguyện cho chúng sanh

Pháp khí thành tựu.

Nhận người trời cúng dường.

Chacun soulève son bol et toute l’assistance récite

Nous formulons le vœu
 Que tous les êtres sensibles puissent réaliser
l’essence du Dharma Et méritent cette offrande.

Ăn ba miếng cơm và nguyện rằng

Nguyện dứt tất cả các điều ác.

Nguyện làm tất cả các điều lành.

 Nguyện độ tất cả chúng sanh.

Vœux à formuler en prenant trois cuillerées de riz

Je fais le vœu de cesser toute action négative.

Je fais le vœu de cultiver toute action positive.

Je fais le vœu d’aider tous les êtres à réaliser ensemble l’Eveil.

Năm Pháp Quán trong lúc thọ trai

Quán thức ăn nầy từ đâu đem đến, công của người nhiều hay ít.
Quán công đức của mình đủ hay thiếu, mà nhận thức ăn nầy.
Quán thức ăn nầy cốt dẹp tham sân si.
Quán thức ăn nầy như uống thuốc trị bịnh ốm gầy.
Quán vì thành đạo nghiệp, mới thọ nhận thức ăn nầy.

Cinq objets à méditer lors de la prise du repas :
1.- La nourriture provient de l’offrande des donateurs ayant fourni des efforts innombrables.

2.- J’évalue mes propres mérites de la pratique en vue de me rendre digne de recevoir cette nourriture.
3.- J’accepte cette nourriture afin de pouvoir continuer à œuvrer pour la suppression de l’avidité, de la colère et de l’ignorance.
4.- La prise de nourriture me sert essentiellement à éviter l’amaigrissement et les maladies.
5.- J’accepte cette nourriture dans le seul but de poursuivre ma pratique jusqu’à la réalisation de la Voie.

Ăn xong, toàn chúng đều tụng

Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn

Khi Bồ tát Quán Tự Tại hành sâu Bát Nhã Ba la mật đa, ngài soi thấy năm uẩn đều không, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Phất! Tướng không của các pháp không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt. Cho nên trong tướng không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí huệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ tát y theo Bát Nhã Ba la mật đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết bàn. Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát Nhã Ba la mật đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Nên biết Bát Nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chơn thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát Nhã Ba la mật đa, liền nói chú rằng: "Yết đế, Yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha".

Thọ trai đã xong, nguyện cho chúng sanh, việc làm đều được đầy đủ Phật pháp.

A la fin du repas, tous psalmodient

 le PrajñāPāramitā Sūtra - Soutra du Cœur

Lorsque le Bodhisattva Avalokiteśvara se fut engagé profondément dans la pratique du Prajñāpāramitā, il réalisa que la véritable nature des cinq agrégats/Skandha est la vacuité et parvint à se libérer de toutes les souffrances.

O Sāriputra! La forme n’est pas différente de la vacuité, la vacuité n’est pas différente de la forme ; la forme n’est que vacuité, la vacuité n’est que forme. Il en est de même pour les sensations, perceptions, formations mentales et la conscience.

O Sāriputra! Puisque tous les Dharma sont la vacuité, ils sont ainsi non nés non morts, ni souillés ni purs, ni croissants ni décroissants. Aussi, dans la vacuité, n’apparaissent ni forme ni sensations ni perceptions ni formations mentales ni conscience, ni yeux ni oreilles ni nez ni langue ni corps physique ni psychisme, ni forme ni son ni odeur ni goût ni toucher ni objet mental, ni perception visuelle ni conscience, ni ignorance ni cessation de l’ignorance, pas de vieillesse et de mort ni extinction de la vieillesse et de la mort, ni souffrance ni origine de la souffrance, ni cessation de la souffrance ni noble sentier octuple, ni sagesse ni réalisation ultime.

Ainsi délivré de toute attache, le Bodhisattva demeure dans la sagesse du Prajñāpāramitā et son esprit se libère de tous les obstacles. Sans peur, il est détaché de toutes les perceptions erronées et atteint le Nirvāṇa. Tous les Buddha du passé, du présent et du futur qui s’appuient sur le Prajñāpāramitā, accèdent également à l’Eveil le plus élevé, le plus complet et le plus parfait.

Sachez donc que le Prajñāpāramitā est le grand dhāranī, le dhāranī rayonnant de sagesse, le dhāranī suprême, le dhāranī inégalable capable de soulager toutes les souffrances. Ceci est la vérité authentique et non illusoire. C’est pourquoi nous devons aussitôt proclamer le mantra de Prajñāpāramitā : « Gate Gate Pāragate Pārasamgate Bodhi Svāhā ».

A la fin du repas, nous dédions les mérites à tous les êtres pour qu’ils puissent saisir profondément l’essence des enseignements du Bouddha.

PHỤC NGUYỆN
Cơm ngày hai bửa, thường nhớ công khó khổ của kẻ nông phu. Thân mặc ba y, hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt. Thuốc thang giường chõng bởi do nhín ăn bớt mặc của đàn na. Học đạo tiến tu nhờ lòng từ dạy răn của Thầy Tổ. Nguyện cho thí chủ: Ruộng phước thêm nhiều, đạo tâm thêm lớn, cùng chúng sanh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đồng thành Phật đạo.
Nam Mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni [Toàn chúng niệm]

Dédicace après le repas

Au cours des deux repas de la journée, nous pensons aux efforts pénibles des cultivateurs.

Détenant les trois késas, nous songeons aux peines des couturiers et des tisserands. Nous sommes nourris, soignés et nous disposons d’un lit pour dormir grâce aux efforts de privation des donateurs.
Nous sommes instruits et guidés dans la pratique de la Voie grâce à la bonté aimante de nos Maîtres.

Que tous les donateurs et tous les êtres vivants ou morts puissent agrandir leur champ de mérites, élargir leur esprit afin de pouvoir réaliser la voie de Bouddha.

Namo Śākyamuni Buddha [toute l’assitance rend hommage]

[ Quay lại ]