headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Bài 40 — Trúc Lâm mang giầy gai

竹 林 麻 鞋

Trúc Lâm ma hài

木 平 草 屢

Mộc Bình thảo lũ

地 藏 種 田

Ðịa Tạng chúng điền

懶 瓚 煨 芋

Lại Toản ổi dụ

157. — Trúc Lâm mang giầy gai

Không có chú giải (DG)

158. — Mộc Bình đeo dép cỏ

Thiền sư Thiện Đạo ở núi Mộc Bình tại Viên Châu thường xỏ dép đi hành cước.

159. — Sư Ðịa Tạng gieo mạ

Một hôm Thiền sư Ðịa Tạng Quế Sâm (nối pháp Huyền Sa) đang lúc bừa đất, chợt sư thấy tăng đến, liền hỏi:

– Từ đâu đến?

– Phương Nam đến.

– Phật pháp phương Nam ra sao?

– Thương lượng mênh mông.

Sư nói:

– Ðâu bằng ở đây tôi gieo mạ làm ruộng dể kiếm cơm ăn!

– Ngặt vì còn trong tam giới!

– Ông gọi cái gì là tam giới?

Tăng không đáp được.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 8.)

160. — Sư Lại Toản nướng khoai

Ðời Ðường, Thiền sư Minh Toản ở núi Nam Nhạc (nối pháp Tứ tổ), chưa biết tên họ cùng quê quán của Sư. Ban đầu Sư du phương đến Tung Sơn chùa Phổ Tịch, thiền pháp thạnh hành. Sư theo tu học ở đấy, nhưng chỗ tâm chứng của Sư nơi ngài Phổ Tịch, Sư vẫn giữ kín. Mọi người khó lường được Sư.

Sư tìm đến ngọn Hành Nhạc để sống thong thả, Sư bảo:

– Chúng tăng thì làm lụng, riêng tôi thì thích vô sự!

Mặc dù Sư bị người hủy mắng, nhưng Sư không lấy đó làm nhục mà vẫn tự như. Người đương thời gọi Sư là Lại Toản (Ông Toản lười). Vua Ðường Ðức Tông nghe danh, sai sứ mời Sư. Sứ giả đến tại thất để đọc chiếu chỉ của vua xong, nói:

– Mời tôn giả đứng dậy tạ ơn!

Sư liền đi đến bên lò, khiều mấy cục phân trâu qua một bên, tìm củ khoai đã nướng để ăn. Nước mắt, nước mũi chảy ràn rụa trên má, chẳng đáp lại sứ một câu.

Sứ giả cười, bảo:

– Thôi, xin tôn giả lau nước mắt đi!

– Tôi đâu có rảnh để vì người thế tục mà lau nước mắt?

Sư cũng chẳng đứng dậy để tiễn sứ giả.

Sứ giả về tâu lại với vua. Ðức Tông càng thêm khâm phục và khen ngợi tính cách siêu phóng tự như của Sư.

[ Quay lại ]