headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 21/09/2024 - Ngày 19 Tháng 8 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

Phẩm Tỳ Kheo: 2-Thầy Tỳ Kheo Giết Ngỗng

Người chế ngự tay chân...

Ðức Thế Tôn dạy những lời này khi Ngài đang ngụ tại Kỳ Viên, liên quan đến một thầy Tỳ-kheo giết ngỗng.

Thuở ấy, tại Xá-vệ có hai thanh niên xuất gia, cùng ở trong tăng đoàn và trở thành bạn thân, thường đi chung với nhau. Một ngày nọ, hai thầy ra bờ sông Aciravati tắm, và lên bờ đứng phơi nắng nói chuyện chơi. Lúc ấy có hai con ngỗng bay ngang. Thầy Tỳ-kheo trẻ bèn nhặt hòn đá cuội nói:

- Tôi sẽ chọi trúng mắt một con ngỗng.

 

Thầy Tỳ-kheo kia nói:

- Huynh chọi không trúng đâu.

 - Rồi huynh coi, tôi sẽ chọi trúng cả hai mắt nó.

 - Huynh chẳng làm được.

 - Vậy thì huynh coi đây.

 Thầy thứ nhất lượm hòn đá ném theo con ngỗng. Nghe tiếng viên đá bay rít trên không trung, con ngỗng quay đầu lại nhìn. Thầy thứ hai nhặt tiếp hòn đá và ném ngay mắt con ngỗng. Hòn đá chọi nhằm mắt bên này, xuyên qua mắt bên kia của ngỗng. Nó kêu lên đau đớn, lộn nhào xuống đất và rơi dưới chân hai thầy Tỳ-kheo.

Một số thầy Tỳ-kheo khác đứng gần đấy thấy vậy bèn nói:

 - Này các huynh, sau khi từ bỏ thế gian vào cửa Phật, các huynh đã làm việc không đúng khi sát hại sinh vật như thế.

 Các Tỳ-kheo bèn đem hai thầy đến chỗ đức Phật. Phật hỏi thầy Tỳ-kheo giết ngỗng:

 - Có phải ông đã sát sanh?

 - Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

 Phật quở:

 - Này Tỳ-kheo, sao đã xuất gia từ bỏ gia đình theo Ta để cầu đạo giải thoát mà ông lại làm như thế? Người trí thời Phật chưa ra đời, dù sống ở thế gian, cũng còn e dè thận trọng từng việc nhỏ nhặt. Các ông đã xuất gia theo Phật, lại không lo dè dặt chút nào vậy.

 Rồi Ngài kể chuyện tiền thân.

 Chuyện quá khứ:

 2A. Chuyện Tiền Thân Kuradhamma.

Vào thuở lâu xa, dưới triều vua Dhananjaya của vương quốc Kuru, Ngài là thái tử con vua. Ðến tuổi trưởng thành, thái học tử học nghề bắn tên tại thành Hoa Thị. Khi thành nghề, thái tử trở về vương quốc, được vua cha phong làm phó vương. Khi vua cha băng hà, thái tử lên nối ngôi. Nhà vua nghiêm trì năm giới cấm và tuân theo mười đức của một vị vua. Ngay cả những người trong hoàng cung như hoàng thái hậu, hoàng hậu, hoàng đệ, phó vương, thầy tử tế, quan cận thần, người đánh xe, quan chưởng khố, quan coi kho, người canh cổng và cả thứ phi nữa, mười một người đều giữ ngũ giới nghiêm túc.

 Lúc ấy, tại thành Dantapura của vương quốc Kalinga, trời hạn hán nhiều năm không một giọt mưa. Dân chúng ở vương quốc này biết nhà vua xứ Kuru có một thớt tượng tên Anjanasannibha thật đầy đủ ân đức. Họ tin rằng xin được Anjanasannibha về nước, chắc sẽ mưa. Vì thế, vua Kalinga cho gởi các vị Bà-la-môn sang Kuru để xin thớt tượng ấy. Họ sang yết kiến vua xứ Kuru và trình bày lời yêu cầu, xưng tụng đức hạnh của nhà vua. Nhưng dù có tượng Anjanasannibha, trong xứ kalinga vẫn không có mưa. Vua kalinga thầm nghĩ: Vua Kuru đã giữ năm giới nên trong nước thường được mưa. Vua bèn ra lệnh cho các thầy Bà-la-môn và các quan cận thần sang Kuru khắc năm giới cấm lên một dĩa vàng về nước.

 Khi những người này sang Kuru một lần nữa, cả triều đình từ vua trở xuống đều tự do, chối rằng:

 - Chúng tôi không giữ được năm giới cấm toàn vẹn.

 - Các vị đã không làm điều gì xâm phạm đến năm giới cấm đâu.

 Họ năn nỉ mãi, cuối cùng nhà vua Kuru dạy họ năm giới. Khi mang về vương quốc Kalinga cũng tuân giữ thành kính năm điều cấm, và lập tức trời mưa. Trong nước lại thịnh vượng, ấm no.

Ðức Phật kết luận: "Lúc ấy thứ phi là Liên Hoa Sắc, người canh cổng là Punna, người giữ ngựa là Kaccàna, quan giữ kho là Kolita, quan chưởng khố là Xá-lợi-phất, người đánh xe là A-na-luật, thầy Bà-la-môn là Trưởng Lão Ca-diếp, hoàng đệ phó vương là Nan Ðà, hoàng hậu là mẹ của La-hầu-la, hoàng thái hậu là bà Ma-da và vua Kuru là Ta".

 Ðức Phật nói tiếp:

 - Này các Tỳ-kheo, người trí thời xưa, dù một lỗi nhỏ họ cũng cảm thấy ái ngại. Còn các ông, đã xuất gia vào đạo của Phật đà lại chấp nhận một lỗi lơn là sát hại sanh vật. Một Tỳ-kheo phải hằng kiểm soát được tay chân, và ngôn ngữ của mình.

 Ngài nói kệ:

 

(363) Người chế ngự tay chân,
Chế ngự lời và đầu,
Vui thích nội thiền định,
Ðộc thân, biết vừa đủ,
Thật xứng gọi Tỳ-kheo.

 

[ Quay lại ]