headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 04/05/2024 - Ngày 26 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

THIỀN SƯ TOÀN KHOÁT

Nham Đầu - (828-887)

Sư họ Kha quê ở Tuyền Châu. Thuở thiếu thời, Sư theo Nghị Cộng ở Thanh Nguyên xuất gia. Sau Sư đến Trường An ở chùa Bảo Thọ thọ giới cụ túc và học tập các bộ kinh luật.

Sư dạo khắp các thiền uyển, kết bạn cùng Tuyết Phong Nghĩa Tồn, Khâm Sơn Văn Thúy. Từ núi Đại Từ sang Lâm Tế, Lâm Tế đã qui tịch, đến yết kiến Ngưỡng Sơn.

Vừa vào cửa, Sư đưa cao tọa cụ, thưa: Hòa thượng. Ngưỡng Sơn cầm phất tử toan giở lên. Sư thưa: Chẳng ngại tay khéo.

*

Đến tham yết Đức Sơn, Sư cầm tọa cụ lên pháp đường nhìn xem. Đức Sơn hỏi: Làm gì? Sư quát tháo. Đức Sơn hỏi: Lão tăng có lỗi gì? Sư thưa: Lưỡng trùng công án. Sư trở xuống nhà tham thiền. Đức Sơn nói: Cái ông thầy in tuồng người hành khước.

Hôm sau lên thưa hỏi, Đức Sơn hỏi: Xà-lê phải vị Tăng mới đến hôm qua chăng? Sư thưa: Phải. Đức Sơn bảo: Ở đâu học được cái rỗng ấy? Sư thưa: Toàn Khoát trọn chẳng tự dối. Đức Sơn bảo: Về sau chẳng được cô phụ Lão tăng.

Hôm khác đến tham, Sư vào cửa phương trượng đứng nghiêng mình hỏi: Là phàm là thánh? Đức Sơn hét! Sư lễ bái.

Có người đem việc ấy thuật lại cho Động Sơn nghe. Động Sơn nói: Nếu chẳng phải Thượng tọa Khoát rất khó thừa đương. Sư nghe được lời này bèn nói: Ông già Động Sơn chẳng biết tốt xấu lầm buông lời, ta đương thời một tay đưa lên một tay bắt.

*

Tuyết Phong ở Đức Sơn làm phạn đầu (trưởng ban trai phạn). Một hôm cơm trễ, Đức Sơn ôm bát đến pháp đường. Tuyết Phong phơi khăn lau, trông thấy Đức Sơn bèn nói: Ông già này, chuông chưa kêu trống chưa đánh mà ôm bát đi đâu?

Đức Sơn trở về phương trượng. Tuyết Phong thuật việc này cho Sư nghe. Sư bảo: Cả thảy Đức Sơn chẳng hội câu rốt sau.

Đức Sơn nghe, sai thị giả gọi Sư đến phương trượng, hỏi: Ông chẳng chấp nhận Lão tăng sao? Sư thưa nhỏ ý ấy.

Đến hôm sau, Đức Sơn thượng đường có vẻ khác thường. Sư đến trước nhà tăng vỗ tay cười to, nói: Rất mừng! ô?g già Đường đầu hội được câu rốt sau, người trong thiên hạ không bì được ông, tuy nhiên cũng chỉ sống được ba năm (quả nhiên  ba năm sau Đức Sơn tịch).

*

Một hôm, Sư cùng Tuyết Phong, Khâm Sơn ba người họp nhau, bỗng dưng Tuyết Phong chỉ một chén nước. Khâm Sơn nói: Nước trong, trăng hiện. Tuyết Phong nói: Nước trong, trăng chẳng hiện. Sư đá chén nước rồi đi.

            Từ đó về sau, Khâm Sơn đến Động Sơn.

            Sư và Tuyết Phong nối pháp Đức Sơn.

*

Sư cùng Tuyết Phong đến từ Đức Sơn. Đức Sơn hỏi: Đi về đâu? Sư thưa: Tạm từ Hòa thượng hạ sơn. Đức Sơn hỏi: Con về sau làm gì? Sư thưa: Chẳng quên. Đức Sơn hỏi: Con nương vào đâu nói lời này? Sư thưa: Đâu chẳng nghe ?trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bă?g thầy kém thầy nửa đức?. Đức Sơn bảo: Đúng thế! đúng thế! phải khéo hộ trì. Hai vị lễ bái rồi lui.

Tuyết Phong về Mân Xuyên ở gộp Tuyết Phong trên núi Tượng Cốt. Sư cất am ở núi Ngọa Long Động Đình. Đồ chúng tấp nập kéo đến.

*

Tăng hỏi:- Không thầy lại có chỗ xuất thân chăng?

Sư đáp:- Trước tiếng lông xưa nát.

- Kẻ đường đường đến thì sao?

- Đâm lủng con mắt.

- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn sang?

- Dời ngọn núi Lô đi, ta sẽ vì ông nói.

*

Sư cùng La Sơn đi xem nền tháp. Đi giữa đường La Sơn gọi: Hòa thượng! Sư xoay đầu hỏi: Làm gì? La Sơn đưa tay chỉ nói: Trong ấy có miếng đất tốt. Sư quở: Kẻ bán dưa ở Qua Châu. Lại đi khoảng ít dặm, La Sơn lễ bái hỏi: Hòa thượng đâu chẳng phải ở Động Sơn ba mươi năm mà chẳng chấp nhận Động Sơn ư? Sư đáp: Phải. La Sơn lại hỏi: Hòa thượng đâu chẳng phải nối pháp Đức Sơn mà chẳng chấp nhận Đức Sơn chăng? Sư đáp: Phải. La Sơn hỏi tiếp: Chẳng chấp nhận Đức Sơn thì miễn hỏi, còn Động Sơn có khuyết điểm gì? Sư làm thinh giây lâu đáp: Động Sơn là ông Phật đẹp, chỉ là không hào quang.

*

Sư hỏi vị Tăng mới đến:- Ở đâu đến?

Tăng thưa:- Ở Tây Kinh đến.

- Sau trận giặc Hoàng Sào lại lượm được kiếm chăng?

- Lượm được.

Sư đưa cổ làm thế nhận chặt. Tăng nói: Đầu thầy rơi. Sư cười to.

*

Sư dạy chúng:

- Phàm việc trong đại tổng cương tông phải biết cú. Nếu chẳng biết cú khó hội được câu nói.  Cái gì là cú? Khi trăm việc chẳng suy nghĩ, gọi là chánh cú, cũng gọi là cư đảnh (ở trên đảnh), là được trụ, là rõ ràng, là tỉnh tỉnh, là chắc thật, là khi Phật chưa sanh, là đắc địa, là cùng khi ấy sẽ cùng khi ấy v.v? Phá tất cả thị phi mới cùng tiện, chẳng cùng tiện lăn trùng trục dưới đất. Nếu nhìn chẳng thấu liền bị người đâm đui mắt. Chỗ con mắt nhìn lờ mờ in tuồng con dê bị giết mà chưa chết. Cổ nhân nói ?hôn trầm chă?g tốt, cần chuyển được mới nên?. Chạm đến liền chuyển mới cùng tiện, chẳng cùng tiện. Thị cú cũng chặt phi cú cũng chặt, tự nhiên lăn trùng trục, tự nhiên trước mắt hiện rõ ràng, no tràn hông. Chẳng hiểu chối bỏ, chẳng hiểu nhai nát. Đâu chẳng nghe nói ?chối bỏ vật là trên, theo vật là duới?. Vừa khởi tí xíu tình liền rơi xuống đất. Nếu là nhai nát thì heo chó mắt đỏ ngầu.

Nếu có người hỏi thế nào là thiền, nên đáp với y: ?bịt lỗ đít lại, mới có ít phần hơi hám, mới biết cạn sâu lớp lớp??

Huynh đệ! thấy cùng chăng? nói thế hội chăng? Chớ có trọn ngày rầm rĩ, sẽ không có ngày xong. Muốn được dễ hội cần biết ở trước thanh sắc chẳng bị muôn cảnh làm hoặc loạn, tự nhiên hiện rõ ràng, tự nhiên vô sự. Tiến tới trước thanh sắc mà vẫn thản nhiên, in tuồng một đống lửa lớn, chạm đến liền cháy, lại còn có việc gì? Đâu không nghe nói ?chẳng phải trần chẳng xâm phạm ta, mà khi ta vô tâm nó cháy?.

*

Sau này có người hoặc hỏi Phật, hỏi pháp, hỏi đạo, hỏi thiền, Sư đều hư lên một tiếng. Sư thường bảo chúng: Khi Lão già này đi, sẽ rống lên một tiếng rồi đi.

*

Đời Đường sau thời Quang Khải, Trung Nguyên giặc cướp dấy lên, chú?g Tăng đều đi tránh nơi khác. Sư vẫn an nhiên ở đây. Một hôm giặc đến, chúng trách Sư không có gì dâng biếu, bèn đâm Sư. Sư thần sắc không đổi, chỉ rống lên một tiếng rồi chết. Tiếng ấy vang xa đến mười dặm.

Sư tịch nhằm năm Quang Khải thứ ba (887) ngày mùng tám tháng tư.

[ Quay lại ]