headertvtc new


   Hôm nay Thứ ba, 03/12/2024 - Ngày 3 Tháng 11 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

khanhtueSuOng2024

KINH PHÁP HOA - PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT

phambotatphohien CHÁNH VĂN:

Lúc bấy giờ, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát dùng sức thần thông tự tại oai đức danh văn, cùng vô lượng vô biên bất khả xưng sổ chúng đại Bồ Tát từ phương Đông mà đến; các nước đi ngang qua khắp đều rúng động, rưới hoa sen báu, trỗ vô lượng trăm nghìn muôn ức các thứ kỹ nhạc.

 

Lại cùng vô số các đại chúng: Trời, Rồng, Dạ xoa, Càn thát bà, A tu la, Ca lâu la, Khẩn na la, Ma hầu la dà, nhơn, phi nhơn… vây quanh, đều hiện sức oai đức thần thông đến cõi Ta bà trong núi Kỳ Xà Quật, đầu mặt lạy đức Thích Ca Mâu Ni Phật, đi quanh bên hữu bảy vòng, bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Con ở nơi nước của đức Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật, xa nghe cõi Ta bà này nói kinh Pháp Hoa, nên cùng với vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức chúng Bồ Tát đồng đến để nghe thọ, cúi mong đức Thế Tôn nên vì chúng con nói đó".

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sau khi Như Lai diệt độ, thế nào mà có thể đặng kinh Pháp Hoa này?".

 

Phật bảo Phổ Hiền Bồ Tát rằng: "Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa này: một là được các đức Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là vào trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh.

 

Thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp như thế, sau khi Như Lai diệt độ quyết đặng kinh này.

 

GIẢNG:

 

Bồ Tát Phổ Hiền, kinh Lăng Nghiêm nói Ngài tu nhĩ thức, là chỉ cho tâm nghe, nghe tự tại, nên ở phương xa đó, mà đây nói kinh Pháp Hoa cũng nghe mà tới. Ngài sẵn sàng hiện ra bất cứ chỗ nào có kinh Pháp Hoa. Như vậy, hiện giờ đang nói kinh Pháp Hoa, Ngài Phổ Hiền có hiện tới không? Nếu không thì Ngài không nói thật sao? Nhiều người tưởng tượng theo chữ nghĩa, ngồi đây nghe kinh Pháp Hoa, chờ cho Phổ Hiền hiện tới. Trong khi đó Ngài đang hiện đây mà không thấy. Bởi vì Phổ Hiền là chỉ cho tâm nghe tự tại, mình đang nghe Pháp Hoa đây, nghe trong sự sáng suốt, mở tâm nghe này thì Phổ Hiền đang hiện ra thôi, vì Ngài sẵn sàng hiện, quí vị cũng đang sẵn sàng nghe. Đến đây mở rộng ánh sáng tri kiến Phật đến vô cùng vô tận. Ở phần trước là nhập Phật tri kiến rồi, nhưng không phải lấy đó làm chỗ tự mãn, không thể dừng chỗ đó, mà làm sao mở rộng tri kiến Phật đó đến chỗ không cùng tận, thì mới trọn vẹn được. Còn có chỗ dừng, là còn có giới hạn, nếu dừng ở chỗ này thì nó không đến chỗ kia, vậy là tri kiến Phật đâu có viên mãn. Cho nên thể nhập trọn vẹn trong tri kiến Phật, phá sạch được năm ấm thì nó đầy đủ diệu dụng tự tại bất khả tư nghì, để hóa độ chúng sanh. Ngài Phổ Hiền Bồ Tát, chỗ nào Ngài cũng tới được hết. Đặc biệt kinh này, mới vào đầu thì Bồ Tát Văn Thù giải nghi cho Bồ Tát Di Lặc, nhưng tới đây kết thúc là Ngài Phổ Hiền. Vào đầu là Bồ Tát Văn Thù, chỉ cho trí thể chân thật sẵn có: Căn bản trí. Đó là cái sẵn có nơi mọi chúng sanh, phải từ chỗ đó mà tiến vào. Sau cùng, Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài kết thúc, tức là kết thúc bằng sai biệt trí, sai biệt trí viên mãn, diệu dụng tròn khắp, không cùng. Như vậy thể và dụng khế hợp không hai, không còn phân chia, thì mới trọn vẹn được.

 

CHÁNH VĂN:

 

Lúc đó, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Năm trăm năm sau trong đời ác trược, nếu có người thọ trì kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các sự khổ hoạn làm cho đặng an ổn, khiến không ai đặng tiện lợi rình tìm hại, hoặc ma, hoặc con trai của ma, hoặc người bị ma dựa, hoặc Dạ xoa, hoặc La sát, hoặc Cưu bàn Trà, hoặc Tỳ xá xà, hoặc Kiết giá, hoặc Phú đơn na, hoặc Vi đà la… những kẻ làm hại người đều chẳng đặng tiện lợi.

 

Người đó hoặc đi, hoặc đứng, đọc tụng kinh này, bấy giờ con cỡi tượng vương trắng sáu ngà cùng chúng đại Bồ Tát, đều đến chỗ người đó mà tự hiện thân ra, để cúng dường thủ hộ an ủi tâm người đó, cùng để cúng dường kinh Pháp Hoa.

 

Người đó nếu ngồi suy nghĩ kinh này, bấy giờ con lại cỡi tượng vương trắng hiện ra trước người đó, người đó nếu ở trong kinh Pháp Hoa có quên mất một câu một bài kệ, con sẽ dạy đó chung cùng đọc tụng làm cho thông thuộc.

 

Bấy giờ, người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa đặng thấy thân con, lòng rất vui mừng lại càng tinh tấn, do thấy thân con nên liền đặng tam muội và đa la ni tên là: "triền đà la ni" trăm nghìn muôn ức "triền đà la ni", "pháp âm phương tiện đà la ni", đặng những môn đà la ni như thế.

 

GIẢNG:

 

Đây Ngài Phổ Hiền thưa với Phật năm trăm năm sau ở trong đời ác trược, Ngài sẽ giữ gìn ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa này, khiến cho ma không tiện lợi rình rập, những người nào đi đứng đọc tụng kinh này thì Ngài sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà cùng với các Bồ Tát hiện đến đó. Ai ngồi suy nghĩ kinh này thì Ngài cũng cỡi tượng vương trắng sáu ngà hiện ra trước. Nếu người nào đối với kinh này quên mất câu nào đó, Ngài nhắc. Quên Pháp Hoa, quên câu kệ kinh Pháp Hoa tức là lui sụt, mình lui sụt tri kiến Phật thì có Đại hạnh Phổ Hiền nhắc, nhắc mình tiến mãi không dừng, không để cho mình có chút ít cho là đủ. Đại hạnh Phổ Hiền là giác cùng khắp, giác mãi không cùng tận, đó mới là tâm giác ngộ viên mãn. Nếu giác ngộ mà còn thấy có chừa chỗ nào, chừa chúng sanh nào, là tâm giác mình chưa trọn. Đây khi giác trọn vẹn rồi thì thấy là thấy cùng khắp hết không thấy chúng sanh nào ở ngoài tánh giác, ai ai cũng có đủ tánh giác đó. Mình nếu gặp người không ưa thì chắc không có. Do đó phải nhờ Đại Hạnh Phổ Hiền nhắc.

 

CHÁNH VĂN:

 

Thế Tôn! Nếu đời sau, sau năm trăm năm trong đời ác trược, hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, người cầu tìm, người thọ trì, người đọc tụng, người biên chép, mà muốn tu tập kinh Pháp Hoa này, thời trong hai mươi mốt ngày, phải một lòng tinh tấn, mãn hai mươi mốt ngày rồi, con sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà, cùng vô lượng Bồ Tát vây quanh, dùng thân mà tất cả chúng sanh ưa thấy, hiện nơi trước người đó để vì nói pháp chỉ dạy cho lợi ích vui mừng cũng lại cho chú đà la ni.

 

Đặng chú đà la ni này thời không có phi nhơn nào có thể phá hoại được, cũng chẳng bị người nữ làm hoặc loạn. Con cũng đích thân thường hộ người đó. Cúi mong đức Thế Tôn nghe con nói chú đà la ni này, liền ở trước Phật mà nói chú rằng:

 

GIẢNG:

 

Đây Bồ Tát Phổ Hiền thưa với Phật: sau này người muốn tu tập kinh Pháp Hoa, ở trong 21 ngày một lòng tinh tấn, xong rồi, mãn 21 ngày đó, Ngài sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà với vô lượng Bồ Tát hiện ra cho thấy.

 

Đây nói chuyên tu 21 ngày thì sẽ thấy Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài hiện ra, quí vị tin không? Sự thật bảo đảm là thấy, nếu chuyên 21 ngày, chuyên đây, là chuyên tâm, ròng rặc không có niệm nào khác, chắc chắn thấy Phổ Hiền hiện tiền. Phổ Hiền là tâm nghe trùm khắp chứ gì?

 

Nếu mình theo chữ nghĩa, lo tụng 21 ngày cho xong, ngồi đó chờ Phổ Hiền tới, không thấy hiện thì nói kinh không linh, sự thật đây ý nghĩa rất là rõ, 21 ngày “chuyên tâm không xen hở”, nhất định thấy Phổ Hiền, không những thấy Phổ Hiền mà thấy cả pháp hội Linh Sơn ngay trước mặt, tức tri kiến Phật hiện tiền, ý nghĩa sâu xa như vậy. Đến đây Ngài nói chú, là khiến hết nghĩ bậy, chuyên tâm như vậy thì có kết quả liền. Bài chú:

 

"A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đa tu đà lệ, tu đà lệ, tu đà la bà để, Phật đà ba chuyên nể, tác bà đà la ni a ba đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết đà đà ni, a tăng kỳ, tăng già bà dà địa, đế lệ a đọa tăng già đâu lược, a la đế, ba la đế, tát bà tăng già địa, tam ma địa, dà lan địa, tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược, a nâu dà địa, tân a tỳ kiết lợi địa đế".

 

Nói chú xong, Ngài thưa:

 

CHÁNH VĂN:

 

Thế Tôn! Nếu có Bồ Tát nào đặng nghe chú đà la ni này, phải biết đó là sức thần thông của Phổ Hiền.

 

Nếu kinh Pháp Hoa lưu hành trong Diêm phù đề có người thọ trì, thời nên nghĩ rằng: đều là sức oai thần của Phổ Hiền.

 

Nếu có người thọ trì, đọc tụng ghi nhớ chơn chánh hiểu nghĩa thú trong kinh đúng như lời mà tu hành, phải biết người đó tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật, sâu trồng cội lành, được các Như Lai, lấy tay xoa đầu. Nếu chỉ biên chép người này mạng chung sẽ sanh lên Trời Đao Lợi.

 

Bấy giờ, bốn muôn tám nghìn thiên nữ trỗ các kỹ nhạc mà đến rước đó, người đó liền đội mão bảy báu ở trong hàng thế nữ, vui chơi khoái lạc, luống là thọ trì đọc tụng ghi nhớ chơn chánh hiểu nghĩa thú kinh, đúng như lời mà tu hành.

 

Nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, giải nghĩa thú kinh này, người đó khi mạng chung được nghìn đức Phật trao tay, khiến chẳng sợ sệt, chẳng đọa vào đường dữ, liền lên cung Trời Đâu Suất, chỗ Di Lặc Bồ Tát mà sanh vào hàng quyến thuộc trăm nghìn muôn ức thiên nữ, đức Di Lặc Bồ Tát có ba mươi hai tướng chúng đại Bồ Tát cùng nhau vây quanh. Có công đức lợi ích như thế cho nên người trí phải một lòng tự chép hoặc bảo người chép thọ trì đọc tụng, ghi nhớ chơn chánh đúng như lời tu hành.

 

Thế Tôn! Con nay dùng sức thần thông giữ gìn kinh này, sau khi Như Lai diệt độ, làm cho rộng lưu bố Trong Diêm Phù Đề khiến chẳng dứt mất.

 

GIẢNG:

 

Đây Phổ Hiền Ngài nói rằng: người thọ trì kinh này đó là sức Phổ Hiền nếu người nào tho trì đọc tụng hiểu nghĩa thú kinh này, thì đó là tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật sâu trồng cội lành rồi. Nếu biên chép thôi, mạng chung được sanh lên cõi Trời, còn thọ trì, đọc tụng giải nghĩa thú nữa thì mạng chung được nghìn đức Phật trao tay, được sanh lên Trời Đâu Suất, gặp Bồ Tát Di Lặc, tán thán kinh này rất là lớn.

 

Ở đây Ngài nói là Ngài dùng hạnh Phổ Hiền làm cho rộng lưu bố kinh này, tức là khiến cho đâu đâu cũng có kinh Pháp Hoa này hết. Cho nên người thọ trì kinh này thì bất cứ chỗ nào cũng thấy được, gặp được Ngài Phổ Hiền.

 

CHÁNH VĂN:

 

Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Phổ Hiền! Ông có thể hộ trợ kinh này làm cho nhiều chúng sanh an vui lợi ích. Ông đã thành tựu bất khả tư nghì công đức, lòng từ bi sâu lớn, từ lâu xa đến nay, phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà có thể thật hành nguyện thần thông đó, để giữ gìn kinh này. Ta sẽ dùng sức thần thông giữ gìn người hay thọ trì danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát.

 

Phổ Hiền! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chơn chánh tu tập biên chép kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó thời là thấy đức Thích Ca Mâu Ni Phật, như từ miệng Phật mà nghe kinh điển này. Phải biết người đó cúng dường cho Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, phải biết người đó được Phật, Ngài khen lành thay, phải biết người đó được Thích Ca Mâu Ni Phật lấy tay xoa đầu. Phải biết người đó được đức Thích Ca Mâu Ni Phật lấy y trùm cho. Người như thế chẳng còn lại ham ưa sự vui trong đời, chẳng ưa kinh sách viết chép của ngoại đạo, cũng lại chẳng ưa gần gũi ngoại đạo và các kẻ ác, hoặc kẻ hàng thịt, hoặc kẻ nuôi heo, dê, gà, chó, hoặc thợ săn hoặc kẻ buôn bán sắc gái. Người đó tâm ý ngay thiệt, có lòng nghĩ nhớ, chơn chánh có sức phước đức. Người đó chẳng bị ba món độc làm não hại, cũng chẳng bị tánh ganh ghét, ngã mạn, tà mạn, tăng thượng mạn làm não hại. Người đó ít muốn biết đủ, có thể tu hạnh Phổ Hiền.

 

GIẢNG:

 

Nếu chơn chánh biên chép thọ trì kinh này thì phải biết người đó như từ miệng Phật mà nghe kinh, được Phật Thích Ca lấy tay xoa đầu, lấy y trùm cho, khen lành thay! Bởi vì thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh này là sống giữ gìn tri kiến Phật, thì tức nhiên gặp Phật chớ gì nữa, phải hiểu được ý đó. Được như vậy đâu còn ham gần gũi những ngoại đạo, những kẻ ác, đâu còn bị món độc làm não hại, mình sở dĩ còn là chưa nhận được, chưa sống được tri kiến Phật này. Nếu nhận được, sống được đâu còn ham mấy thứ này chi nữa.

 

CHÁNH VĂN:

 

Phổ Hiền! Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nào thấy người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa phải nghĩ rằng: Người này chẳng bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá các chúng ma thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, chuyển pháp luân, đánh pháp cổ, thổi pháp loa, rưới pháp vũ, sẽ ngồi trên pháp tòa sư tử trong đại chúng Trời người.

 

Phổ Hiền! Nếu ở đời sau, có người thọ trì đọc tụng kinh điển này, người đó chẳng còn lại ham ưa y phục, giường nằm, những vật nuôi sống, chỗ mong cầu chẳng luống, cùng ở trong hiện đời đặng phước báo đó.

 

Nếu có người khinh chê đó rằng: "Ông là người điên cuồng vậy, luống làm hạnh ấy trọn không đặng lợi ích". Tội báo như thế sẽ đời đời không mắt. Nếu có người cúng dường khen ngợi đó, sẽ ở trong đời nay đặng quả báo hiện tại.

 

Nếu lại thấy người thọ trì kinh này mà nói bày lỗi quấy của người đó, hoặc thiệt, hoặc chẳng thiệt, người này trong hiện đời mắc bệnh bạch lại. Nếu khinh cười người trì kinh sẽ đời đời răng nướu thưa thiếu, môi xấu, mũi xẹp, tay chân cong quẹo, mắt lé, thân thể hôi dơ, ghẻ dữ máu mủ, bụng thủng, hơi ngắn, bị các bệnh nặng dữ.

 

Cho nên Phổ Hiền! Nếu thấy người thọ trì kinh điển này phải đứng dậy xa rước phải như kính Phật.

 

Lúc Phật nói phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát này có hằng hà sa vô lượng vô biên Bồ Tát đặng trăm nghìn muôn ức môn "Triền đà là ni", tam thiên, đại thiên, thế giới vi trần số các đại Bồ Tát, đủ đạo Phổ Hiền.
Lúc Phật nói kinh này, Phổ Hiền… các vị Bồ Tát, Xá Lợi Phất… các vị Thanh Văn và hàng Trời, rồng, nhơn, phi nhơn… tất cả đại chúng đều rất vui thọ trì lời Phật làm lễ mà đi.

GIẢNG:

Đây Phật rất tán thán, sau này thấy ai thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa, phải nghĩ người đó không bao lâu sẽ đến đạo tràng phá chúng ma mà thành Phật. Người đã nhận tri kiến Phật này, khéo sống thì sẽ đến đạo quả giác ngộ, đến thành Phật thôi, thành Phật là thành tri kiến Phật này chớ gì. Cho nên sau thấy người thọ trì đọc tụng kinh này phải cung kính. Còn nếu chê bai thì bị quả báo. Ở đây cho thấy rằng, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát sẵn sàng hiện để nhắc mọi người, vậy bất cứ chỗ nào có thọ trì kinh Pháp Hoa là Ngài sẵn sàng tới tới để chỉ, để nhắc. Như vậy chỉ còn có điều là mình có chịu tỉnh hay không thôi.

 

Bởi vậy Phật cũng như Bồ Tát luôn luôn nhắc nhở, đánh thức mỗi người nhận ra cái đó, sống được với cái đó, là bản hoài của Phật.

 

Đây tóm lại: quí vị học kinh Pháp Hoa thì kinh Pháp Hoa này nói lên bản hoài của Phật là KHAI THỊ - NGỘ - NHẬP TRI KIẾN PHẬT. Tức là đánh thức tri kiến Phật nơi mỗi chúng sanh, khiến cho mỗi người đủ niềm tin mình có khả năng giác ngộ, khả năng thành Phật. Bởi vì thành Phật đây là thành nơi chính mình chứ không phải thành đâu khác.

 

Thứ hai: xóa tan ý niệm phân chia thứ lớp, tam thừa. Cho nên đây gọi là không còn có Thanh Văn - Duyên Giác - Bồ Tát - đều có một thừa thôi, bởi vì tất cả đều là phương tiện, chỉ có nhất thừa mới là chân thật.

 

Thứ ba: là những hình ảnh trong đây đều là phương tiện ngầm chỉ ý Phật sâu xa trong đó. Mình học Pháp Hoa phải học thấu qua chữ nghĩa để đạt được ý sâu trong đó. Thí dụ như hình ảnh bảo tháp hiện ra, hoặc hình ảnh cùng tử chẳng hạn, những thứ đó đều ngầm chỉ ý sâu ở trong, cần thấu đạt những ý đó, chứ không thể chết trên hình ảnh đó, theo hình ảnh, chữ nghĩa, có người đọc Pháp Hoa thấy như đọc tiểu thuyết lâu lâu thấy Bồ Tát đâu dưới đất vọt lên, rồi tưởng tượng, mong cầu xa xôi thành lầm.

 

Thứ tư: với kinh Pháp Hoa phải thấy đức Phật Thích Ca suốt qua thân tướng hiện tại của Ngài, Phật đó tuổi thọ vô lượng, chớ không phải ông Phật hiện ở Ấn Độ. Phật tuổi thọ vô lượng là không hạn cuộc thân tướng nào hết, thấy được chỗ đó rồi mình mới tin chắc là Phật thường trụ, không sanh không diệt. Còn Phật hiện Ấn Độ là có sanh có diệt, tin được như thế là mình đã gieo trồng căn lành sâu nhiều đời với Pháp Hoa, tức là đã có hạt giống Phật sâu rồi. Chỉ còn có điều nữa là gặp duyên cho nó nẩy mầm, để cho tri kiến Phật hiện ra thôi. Đây tóm kết bằng bài kệ để quí vị nhớ:

                    Vui thay! Diệu pháp sẵn đây rồi,
                    Tri kiến hằng ngày đấy Phật thôi.
                    Chỉ hãy thấy nghe không nơi chốn,
                    Linh Sơn hội ấy vẫn sáng ngời !!!.

 

 

Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sau khi Như Lai diệt độ, thế nào mà có thể đặng kinh Pháp Hoa này?".

Phật bảo Phổ Hiền Bồ Tát rằng: "Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa này: một là được các đức Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là vào trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh.

Thiện nam tử, thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp như thế, sau khi Như Lai diệt độ quyết đặng kinh này.

GIẢNG:

Bồ Tát Phổ Hiền, kinh Lăng Nghiêm nói Ngài tu nhĩ thức, là chỉ cho tâm nghe, nghe tự tại, nên ở phương xa đó, mà đây nói kinh Pháp Hoa cũng nghe mà tới. Ngài sẵn sàng hiện ra bất cứ chỗ nào có kinh Pháp Hoa. Như vậy, hiện giờ đang nói kinh Pháp Hoa, Ngài Phổ Hiền có hiện tới không? Nếu không thì Ngài không nói thật sao? Nhiều người tưởng tượng theo chữ nghĩa, ngồi đây nghe kinh Pháp Hoa, chờ cho Phổ Hiền hiện tới. Trong khi đó Ngài đang hiện đây mà không thấy. Bởi vì Phổ Hiền là chỉ cho tâm nghe tự tại, mình đang nghe Pháp Hoa đây, nghe trong sự sáng suốt, mở tâm nghe này thì Phổ Hiền đang hiện ra thôi, vì Ngài sẵn sàng hiện, quí vị cũng đang sẵn sàng nghe. Đến đây mở rộng ánh sáng tri kiến Phật đến vô cùng vô tận. Ở phần trước là nhập Phật tri kiến rồi, nhưng không phải lấy đó làm chỗ tự mãn, không thể dừng chỗ đó, mà làm sao mở rộng tri kiến Phật đó đến chỗ không cùng tận, thì mới trọn vẹn được. Còn có chỗ dừng, là còn có giới hạn, nếu dừng ở chỗ này thì nó không đến chỗ kia, vậy là tri kiến Phật đâu có viên mãn. Cho nên thể nhập trọn vẹn trong tri kiến Phật, phá sạch được năm ấm thì nó đầy đủ diệu dụng tự tại bất khả tư nghì, để hóa độ chúng sanh. Ngài Phổ Hiền Bồ Tát, chỗ nào Ngài cũng tới được hết. Đặc biệt kinh này, mới vào đầu thì Bồ Tát Văn Thù giải nghi cho Bồ Tát Di Lặc, nhưng tới đây kết thúc là Ngài Phổ Hiền. Vào đầu là Bồ Tát Văn Thù, chỉ cho trí thể chân thật sẵn có: Căn bản trí. Đó là cái sẵn có nơi mọi chúng sanh, phải từ chỗ đó mà tiến vào. Sau cùng, Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài kết thúc, tức là kết thúc bằng sai biệt trí, sai biệt trí viên mãn, diệu dụng tròn khắp, không cùng. Như vậy thể và dụng khế hợp không hai, không còn phân chia, thì mới trọn vẹn được.

CHÁNH VĂN:

Lúc đó, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn! Năm trăm năm sau trong đời ác trược, nếu có người thọ trì kinh điển này, con sẽ giữ gìn trừ các sự khổ hoạn làm cho đặng an ổn, khiến không ai đặng tiện lợi rình tìm hại, hoặc ma, hoặc con trai của ma, hoặc người bị ma dựa, hoặc Dạ xoa, hoặc La sát, hoặc Cưu bàn Trà, hoặc Tỳ xá xà, hoặc Kiết giá, hoặc Phú đơn na, hoặc Vi đà la… những kẻ làm hại người đều chẳng đặng tiện lợi.

Người đó hoặc đi, hoặc đứng, đọc tụng kinh này, bấy giờ con cỡi tượng vương trắng sáu ngà cùng chúng đại Bồ Tát, đều đến chỗ người đó mà tự hiện thân ra, để cúng dường thủ hộ an ủi tâm người đó, cùng để cúng dường kinh Pháp Hoa.

Người đó nếu ngồi suy nghĩ kinh này, bấy giờ con lại cỡi tượng vương trắng hiện ra trước người đó, người đó nếu ở trong kinh Pháp Hoa có quên mất một câu một bài kệ, con sẽ dạy đó chung cùng đọc tụng làm cho thông thuộc.

Bấy giờ, người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa đặng thấy thân con, lòng rất vui mừng lại càng tinh tấn, do thấy thân con nên liền đặng tam muội và đa la ni tên là: "triền đà la ni" trăm nghìn muôn ức "triền đà la ni", "pháp âm phương tiện đà la ni", đặng những môn đà la ni như thế.

GIẢNG:

Đây Ngài Phổ Hiền thưa với Phật năm trăm năm sau ở trong đời ác trược, Ngài sẽ giữ gìn ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa này, khiến cho ma không tiện lợi rình rập, những người nào đi đứng đọc tụng kinh này thì Ngài sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà cùng với các Bồ Tát hiện đến đó. Ai ngồi suy nghĩ kinh này thì Ngài cũng cỡi tượng vương trắng sáu ngà hiện ra trước. Nếu người nào đối với kinh này quên mất câu nào đó, Ngài nhắc. Quên Pháp Hoa, quên câu kệ kinh Pháp Hoa tức là lui sụt, mình lui sụt tri kiến Phật thì có Đại hạnh Phổ Hiền nhắc, nhắc mình tiến mãi không dừng, không để cho mình có chút ít cho là đủ. Đại hạnh Phổ Hiền là giác cùng khắp, giác mãi không cùng tận, đó mới là tâm giác ngộ viên mãn. Nếu giác ngộ mà còn thấy có chừa chỗ nào, chừa chúng sanh nào, là tâm giác mình chưa trọn. Đây khi giác trọn vẹn rồi thì thấy là thấy cùng khắp hết không thấy chúng sanh nào ở ngoài tánh giác, ai ai cũng có đủ tánh giác đó. Mình nếu gặp người không ưa thì chắc không có. Do đó phải nhờ Đại Hạnh Phổ Hiền nhắc.

CHÁNH VĂN:

Thế Tôn! Nếu đời sau, sau năm trăm năm trong đời ác trược, hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, người cầu tìm, người thọ trì, người đọc tụng, người biên chép, mà muốn tu tập kinh Pháp Hoa này, thời trong hai mươi mốt ngày, phải một lòng tinh tấn, mãn hai mươi mốt ngày rồi, con sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà, cùng vô lượng Bồ Tát vây quanh, dùng thân mà tất cả chúng sanh ưa thấy, hiện nơi trước người đó để vì nói pháp chỉ dạy cho lợi ích vui mừng cũng lại cho chú đà la ni.

Đặng chú đà la ni này thời không có phi nhơn nào có thể phá hoại được, cũng chẳng bị người nữ làm hoặc loạn. Con cũng đích thân thường hộ người đó. Cúi mong đức Thế Tôn nghe con nói chú đà la ni này, liền ở trước Phật mà nói chú rằng:

GIẢNG:

Đây Bồ Tát Phổ Hiền thưa với Phật: sau này người muốn tu tập kinh Pháp Hoa, ở trong 21 ngày một lòng tinh tấn, xong rồi, mãn 21 ngày đó, Ngài sẽ cỡi tượng trắng sáu ngà với vô lượng Bồ Tát hiện ra cho thấy.

Đây nói chuyên tu 21 ngày thì sẽ thấy Bồ Tát Phổ Hiền, Ngài hiện ra, quí vị tin không? Sự thật bảo đảm là thấy, nếu chuyên 21 ngày, chuyên đây, là chuyên tâm, ròng rặc không có niệm nào khác, chắc chắn thấy Phổ Hiền hiện tiền. Phổ Hiền là tâm nghe trùm khắp chứ gì?

Nếu mình theo chữ nghĩa, lo tụng 21 ngày cho xong, ngồi đó chờ Phổ Hiền tới, không thấy hiện thì nói kinh không linh, sự thật đây ý nghĩa rất là rõ, 21 ngày “chuyên tâm không xen hở”, nhất định thấy Phổ Hiền, không những thấy Phổ Hiền mà thấy cả pháp hội Linh Sơn ngay trước mặt, tức tri kiến Phật hiện tiền, ý nghĩa sâu xa như vậy. Đến đây Ngài nói chú, là khiến hết nghĩ bậy, chuyên tâm như vậy thì có kết quả liền. Bài chú:

"A đàn địa, đàn đà bà địa, đàn đà bà đế, đàn đà cưu xá lệ, đàn đa tu đà lệ, tu đà lệ, tu đà la bà để, Phật đà ba chuyên nể, tác bà đà la ni a ba đa ni, tu a bà đa ni, tăng già bà lý xoa ni, tăng già niết đà đà ni, a tăng kỳ, tăng già bà dà địa, đế lệ a đọa tăng già đâu lược, a la đế, ba la đế, tát bà tăng già địa, tam ma địa, dà lan địa, tát bà đạt ma tu ba lợi sát đế, tát bà tát đỏa lâu đà kiêu xá lược, a nâu dà địa, tân a tỳ kiết lợi địa đế".

Nói chú xong, Ngài thưa:

CHÁNH VĂN:

Thế Tôn! Nếu có Bồ Tát nào đặng nghe chú đà la ni này, phải biết đó là sức thần thông của Phổ Hiền.

Nếu kinh Pháp Hoa lưu hành trong Diêm phù đề có người thọ trì, thời nên nghĩ rằng: đều là sức oai thần của Phổ Hiền.

Nếu có người thọ trì, đọc tụng ghi nhớ chơn chánh hiểu nghĩa thú trong kinh đúng như lời mà tu hành, phải biết người đó tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật, sâu trồng cội lành, được các Như Lai, lấy tay xoa đầu. Nếu chỉ biên chép người này mạng chung sẽ sanh lên Trời Đao Lợi.

Bấy giờ, bốn muôn tám nghìn thiên nữ trỗ các kỹ nhạc mà đến rước đó, người đó liền đội mão bảy báu ở trong hàng thế nữ, vui chơi khoái lạc, luống là thọ trì đọc tụng ghi nhớ chơn chánh hiểu nghĩa thú kinh, đúng như lời mà tu hành.

Nếu có người nào thọ trì, đọc tụng, giải nghĩa thú kinh này, người đó khi mạng chung được nghìn đức Phật trao tay, khiến chẳng sợ sệt, chẳng đọa vào đường dữ, liền lên cung Trời Đâu Suất, chỗ Di Lặc Bồ Tát mà sanh vào hàng quyến thuộc trăm nghìn muôn ức thiên nữ, đức Di Lặc Bồ Tát có ba mươi hai tướng chúng đại Bồ Tát cùng nhau vây quanh. Có công đức lợi ích như thế cho nên người trí phải một lòng tự chép hoặc bảo người chép thọ trì đọc tụng, ghi nhớ chơn chánh đúng như lời tu hành.

Thế Tôn! Con nay dùng sức thần thông giữ gìn kinh này, sau khi Như Lai diệt độ, làm cho rộng lưu bố Trong Diêm Phù Đề khiến chẳng dứt mất.

GIẢNG:

Đây Phổ Hiền Ngài nói rằng: người thọ trì kinh này đó là sức Phổ Hiền nếu người nào tho trì đọc tụng hiểu nghĩa thú kinh này, thì đó là tu hạnh Phổ Hiền, ở nơi vô lượng vô biên các đức Phật sâu trồng cội lành rồi. Nếu biên chép thôi, mạng chung được sanh lên cõi Trời, còn thọ trì, đọc tụng giải nghĩa thú nữa thì mạng chung được nghìn đức Phật trao tay, được sanh lên Trời Đâu Suất, gặp Bồ Tát Di Lặc, tán thán kinh này rất là lớn.

Ở đây Ngài nói là Ngài dùng hạnh Phổ Hiền làm cho rộng lưu bố kinh này, tức là khiến cho đâu đâu cũng có kinh Pháp Hoa này hết. Cho nên người thọ trì kinh này thì bất cứ chỗ nào cũng thấy được, gặp được Ngài Phổ Hiền.

CHÁNH VĂN:

Lúc bấy giờ, đức Thích Ca Mâu Ni Phật khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Phổ Hiền! Ông có thể hộ trợ kinh này làm cho nhiều chúng sanh an vui lợi ích. Ông đã thành tựu bất khả tư nghì công đức, lòng từ bi sâu lớn, từ lâu xa đến nay, phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác, mà có thể thật hành nguyện thần thông đó, để giữ gìn kinh này. Ta sẽ dùng sức thần thông giữ gìn người hay thọ trì danh hiệu Phổ Hiền Bồ Tát.

Phổ Hiền! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, ghi nhớ chơn chánh tu tập biên chép kinh Pháp Hoa này, phải biết người đó thời là thấy đức Thích Ca Mâu Ni Phật, như từ miệng Phật mà nghe kinh điển này. Phải biết người đó cúng dường cho Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, phải biết người đó được Phật, Ngài khen lành thay, phải biết người đó được Thích Ca Mâu Ni Phật lấy tay xoa đầu. Phải biết người đó được đức Thích Ca Mâu Ni Phật lấy y trùm cho. Người như thế chẳng còn lại ham ưa sự vui trong đời, chẳng ưa kinh sách viết chép của ngoại đạo, cũng lại chẳng ưa gần gũi ngoại đạo và các kẻ ác, hoặc kẻ hàng thịt, hoặc kẻ nuôi heo, dê, gà, chó, hoặc thợ săn hoặc kẻ buôn bán sắc gái. Người đó tâm ý ngay thiệt, có lòng nghĩ nhớ, chơn chánh có sức phước đức. Người đó chẳng bị ba món độc làm não hại, cũng chẳng bị tánh ganh ghét, ngã mạn, tà mạn, tăng thượng mạn làm não hại. Người đó ít muốn biết đủ, có thể tu hạnh Phổ Hiền.

GIẢNG:

Nếu chơn chánh biên chép thọ trì kinh này thì phải biết người đó như từ miệng Phật mà nghe kinh, được Phật Thích Ca lấy tay xoa đầu, lấy y trùm cho, khen lành thay! Bởi vì thọ trì, đọc tụng, biên chép kinh này là sống giữ gìn tri kiến Phật, thì tức nhiên gặp Phật chớ gì nữa, phải hiểu được ý đó. Được như vậy đâu còn ham gần gũi những ngoại đạo, những kẻ ác, đâu còn bị món độc làm não hại, mình sở dĩ còn là chưa nhận được, chưa sống được tri kiến Phật này. Nếu nhận được, sống được đâu còn ham mấy thứ này chi nữa.

CHÁNH VĂN:

Phổ Hiền! Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau, nếu có người nào thấy người thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa phải nghĩ rằng: Người này chẳng bao lâu sẽ đến đạo tràng, phá các chúng ma thành vô thượng chánh đẳng chánh giác, chuyển pháp luân, đánh pháp cổ, thổi pháp loa, rưới pháp vũ, sẽ ngồi trên pháp tòa sư tử trong đại chúng Trời người.

Phổ Hiền! Nếu ở đời sau, có người thọ trì đọc tụng kinh điển này, người đó chẳng còn lại ham ưa y phục, giường nằm, những vật nuôi sống, chỗ mong cầu chẳng luống, cùng ở trong hiện đời đặng phước báo đó.

Nếu có người khinh chê đó rằng: "Ông là người điên cuồng vậy, luống làm hạnh ấy trọn không đặng lợi ích". Tội báo như thế sẽ đời đời không mắt. Nếu có người cúng dường khen ngợi đó, sẽ ở trong đời nay đặng quả báo hiện tại.

Nếu lại thấy người thọ trì kinh này mà nói bày lỗi quấy của người đó, hoặc thiệt, hoặc chẳng thiệt, người này trong hiện đời mắc bệnh bạch lại. Nếu khinh cười người trì kinh sẽ đời đời răng nướu thưa thiếu, môi xấu, mũi xẹp, tay chân cong quẹo, mắt lé, thân thể hôi dơ, ghẻ dữ máu mủ, bụng thủng, hơi ngắn, bị các bệnh nặng dữ.

Cho nên Phổ Hiền! Nếu thấy người thọ trì kinh điển này phải đứng dậy xa rước phải như kính Phật.

Lúc Phật nói phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát này có hằng hà sa vô lượng vô biên Bồ Tát đặng trăm nghìn muôn ức môn "Triền đà là ni", tam thiên, đại thiên, thế giới vi trần số các đại Bồ Tát, đủ đạo Phổ Hiền.
Lúc Phật nói kinh này, Phổ Hiền… các vị Bồ Tát, Xá Lợi Phất… các vị Thanh Văn và hàng Trời, rồng, nhơn, phi nhơn… tất cả đại chúng đều rất vui thọ trì lời Phật làm lễ mà đi.

GIẢNG:

Đây Phật rất tán thán, sau này thấy ai thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa, phải nghĩ người đó không bao lâu sẽ đến đạo tràng phá chúng ma mà thành Phật. Người đã nhận tri kiến Phật này, khéo sống thì sẽ đến đạo quả giác ngộ, đến thành Phật thôi, thành Phật là thành tri kiến Phật này chớ gì. Cho nên sau thấy người thọ trì đọc tụng kinh này phải cung kính. Còn nếu chê bai thì bị quả báo. Ở đây cho thấy rằng, Ngài Phổ Hiền Bồ Tát sẵn sàng hiện để nhắc mọi người, vậy bất cứ chỗ nào có thọ trì kinh Pháp Hoa là Ngài sẵn sàng tới tới để chỉ, để nhắc. Như vậy chỉ còn có điều là mình có chịu tỉnh hay không thôi.

Bởi vậy Phật cũng như Bồ Tát luôn luôn nhắc nhở, đánh thức mỗi người nhận ra cái đó, sống được với cái đó, là bản hoài của Phật.

Đây tóm lại: quí vị học kinh Pháp Hoa thì kinh Pháp Hoa này nói lên bản hoài của Phật là KHAI THỊ - NGỘ - NHẬP TRI KIẾN PHẬT. Tức là đánh thức tri kiến Phật nơi mỗi chúng sanh, khiến cho mỗi người đủ niềm tin mình có khả năng giác ngộ, khả năng thành Phật. Bởi vì thành Phật đây là thành nơi chính mình chứ không phải thành đâu khác.

Thứ hai: xóa tan ý niệm phân chia thứ lớp, tam thừa. Cho nên đây gọi là không còn có Thanh Văn - Duyên Giác - Bồ Tát - đều có một thừa thôi, bởi vì tất cả đều là phương tiện, chỉ có nhất thừa mới là chân thật.

Thứ ba: là những hình ảnh trong đây đều là phương tiện ngầm chỉ ý Phật sâu xa trong đó. Mình học Pháp Hoa phải học thấu qua chữ nghĩa để đạt được ý sâu trong đó. Thí dụ như hình ảnh bảo tháp hiện ra, hoặc hình ảnh cùng tử chẳng hạn, những thứ đó đều ngầm chỉ ý sâu ở trong, cần thấu đạt những ý đó, chứ không thể chết trên hình ảnh đó, theo hình ảnh, chữ nghĩa, có người đọc Pháp Hoa thấy như đọc tiểu thuyết lâu lâu thấy Bồ Tát đâu dưới đất vọt lên, rồi tưởng tượng, mong cầu xa xôi thành lầm.

Thứ tư: với kinh Pháp Hoa phải thấy đức Phật Thích Ca suốt qua thân tướng hiện tại của Ngài, Phật đó tuổi thọ vô lượng, chớ không phải ông Phật hiện ở Ấn Độ. Phật tuổi thọ vô lượng là không hạn cuộc thân tướng nào hết, thấy được chỗ đó rồi mình mới tin chắc là Phật thường trụ, không sanh không diệt. Còn Phật hiện Ấn Độ là có sanh có diệt, tin được như thế là mình đã gieo trồng căn lành sâu nhiều đời với Pháp Hoa, tức là đã có hạt giống Phật sâu rồi. Chỉ còn có điều nữa là gặp duyên cho nó nẩy mầm, để cho tri kiến Phật hiện ra thôi. Đây tóm kết bằng bài kệ để quí vị nhớ:

                    Vui thay! Diệu pháp sẵn đây rồi,
                    Tri kiến hằng ngày đấy Phật thôi.
                    Chỉ hãy thấy nghe không nơi chốn,
                    Linh Sơn hội ấy vẫn sáng ngời !!!.

[ Quay lại ]