headertvtc new


   Hôm nay Thứ sáu, 29/03/2024 - Ngày 20 Tháng 2 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

Pháp bảo vô thượng

Tổ sư Đạt-ma tên là Bồ-đề Đa-la, người Nam Ấn Độ, xuất thân dòng quý tộc Bà-la-môn là con trai thứ ba của vua Hương Chí. Sau đó, gặp Bát-nhã Đa-la được Tổ công nhận là bậc pháp khí và độ cho ngài xuất gia, đổi tên là Bồ-đề Đạt-ma.

Trước khi chưa xuất gia, Đạt-ma có tài trí hơn người, thiện căn thoát tục. Có một lần Tôn giả Bát-nhã Đa-la chỉ một đống châu báu hỏi ba anh em Đạt-ma :
- Trên đời còn có cái gì tốt hơn châu báu này không ?

Anh cả Nguyệt Tịnh Đa-la đáp :
- Không ! Những châu báu này rất là quý của vương giả chúng ta, trên đời không có cái gì hơn của báu này được.
Anh kế Công Đức Đa-la đáp :
- Con thấy trên đời không có vật gì quý hơn châu báu này cả.

Chỉ có người em út Bồ-đề Đạt-ma không đồng ý cách trả lời ấy, bèn nói :

- Con không dám cho rằng hai anh nói không đúng. Nhưng theo con, những hạt châu này không có giá trị gì cả !

Hai anh đều lên tiếng hỏi :
- Vì sao những hạt châu này không có giá trị, em có bảo vật giá trị ra sao ?

Bồ-đề Đạt-ma nói :
- Vì bản thân của những hạt châu này không thể biết được giá trị của nó, mà cần phải nhờ vào trí tuệ của con người, nếu không chẳng qua chỉ là một mớ vật không có tri giác mà thôi. Phật pháp do đức Phật nói mới là chân lý, đó là pháp bảo, pháp bảo là do trí tuệ Bát-nhã phát sanh. Pháp bảo này không những tự chiếu mà còn phân biệt các loại pháp bảo có hình sắc và cũng phân biệt được tất cả các pháp thiện ác của thế gian và xuất thế gian. Cho nên, trong các thứ bảo vật được tôn quý nhất là pháp bảo chân lý vô thượng.

Lời bình :

Tài trí của Đạt-ma quá siêu thoát, kiến giải của ngài không bị truyền thống trói buộc. Do nhân duyên ưu việt này, cho nên sau khi xuất gia được kế thừa y bát của Tổ Bát-nhã Đa-la, thành Tổ sư đời thứ hai mươi tám ở Tây Thiên. Tại nước ta (Trung Quốc), lúc Lương Võ Đế đương triều, ngài từ Tây sang đây, ngồi xoay mặt vào vách chín năm ở núi Thiếu Thất, cũng là Sơ Tổ của nước ta.

Thế nào mới là bảo vật chân chánh ? Trên thế gian này, bảo vật là bảy báu như vàng, bạc, chơn châu v.v… Bảo vật xuất thế gian là Tam-bảo - Phật, Pháp, Tăng. Phật, Pháp, Tăng còn gọi là tự tánh Tam-bảo, mỗi người đều có đủ, không ai chẳng có chơn tâm bản tánh. Vàng, bạc, chơn châu có lúc phải hủy hoại, còn chơn tâm bản tánh không bao giờ hủy hoại. Bồ-đề Đạt-ma tuổi còn nhỏ mà có tài trí nhận biết này. Sau đó được kế thừa Tổ vị và còn truyền thụ Phật pháp từ Tây sang. Một hoa nở năm cánh, mồi đèn không cùng tận, nghĩa là một niệm huệ giải mà sáng soi vô tận. Đó là chân lý pháp bảo, cao thượng hơn tài bảo bạc vàng.
 

[ Quay lại ]