headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 20/04/2024 - Ngày 12 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

KINH DUY MA CẬT: III- PHẨM ĐỆ TỬ: ĐẠI CA-DIẾP

tongiadaicadiepHT. Thích Thanh Từ - giảng

Chánh văn:

Phật bảo ngài Đại Ca-diếp:

- Ông hãy đến thăm bệnh ông Duy-ma-cật.

Ngài Ca-diếp bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Nhớ thuở xưa, con đi khất thực trong xóm nghèo, khi ấy ông Duy-ma-cật đến bảo con: “Thưa tôn giả Đại Ca-diếp, có lòng từ bi mà không rộng khắp, bỏ nhà giàu đến nhà nghèo khất thực. Ngài Ca-diếp, phải trụ nơi pháp bình đẳng, nên theo thứ lớp mà khất thực

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: III- PHẨM ĐỆ TỬ: MỤC-KIỀN-LIÊN

GalyayanaHT. Thích Thanh Từ - giảng

Chánh văn:

Phật bảo ngài Đại Mục-kiền-liên:

- Ông đi đến thăm bệnh Duy-ma-cật.

Ngài Mục-kiền-liên bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không kham đến thăm bệnh ông ấy. Vì cớ sao? Con nhớ thuở xưa vào đại thành Tỳ-da-ly, ở trong đường hẻm, vì các người cư sĩ nói pháp. Khi ấy ông Duy-ma-cật đến bảo con:

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: III- PHẨM ĐỆ TỬ-XÁ-LỢI-PHẤT

sariputtaHT. Thích Thanh Từ - giảng

Chánh văn:

Khi ấy trưởng giả Duy-ma-cật tự nghĩ, nằm bệnh trên giường, Thế Tôn là đấng đại từ, đâu chẳng thương xót.

Phật biết ý ông Duy-ma-cật, liền bảo ngài Xá-lợi-phất:

- Ông hãy đi đến thăm bệnh ông Duy-ma-cật.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: II- PHẨM PHƯƠNG TIỆN

phamphuongtien

HT. Thích Thanh Từ - giảng

Chánh văn:
Khi ấy ở trong thành lớn Tỳ-da-ly có trưởng giả tên Duy-ma-cật, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật và sâu trồng cội lành, được vô sanh nhẫn. Biện tài vô ngại, du hý thần thông, được các tổng trì. Được vô sở úy, hàng phục ma oán. Vào sâu trong pháp môn, khéo dùng trí độ người, thông suốt phương tiện, đại nguyện thành tựu. Biết rõ chỗ thú hướng của tâm chúng sanh, lại hay phân biệt các căn lợi độn, ở lâu trong Phật đạo, tâm đã thuần thục, quyết định Đại thừa. Và mỗi hành vi tạo tác hay khéo suy lường. Giữ gìn oai nghi của Phật, tâm rộng như biển cả, chư Phật khen ngợi, hàng đệ tử, Đế-thích, Phạm vương, hoặc vua thế gian thảy đều cung kính.

Xem tiếp...

KINH DUY MA CẬT: I- PHẨM PHẬT QUỐC

phamphatquocHT. Thích Thanh Từ - giảng

Chánh văn:

Tôi nghe như vầy: Một hôm Phật ở thành Tỳ-da-ly, vườn cây am-la, cùng với chúng đại Tỳ-kheo tám ngàn người chung hội, Bồ-tát có ba muôn hai ngàn vị là những bậc có tiếng tăm, đại trí bản hạnh thảy đều thành tựu. Do oai thần của chư Phật mà dựng lập nên, là thành để hộ pháp và thọ trì chánh pháp. Các vị Bồ-tát đó hay rống tiếng rống sư tử, danh tiếng đồn đãi khắp mười phương. Các ngài làm bạn không đợi chúng thỉnh, đến để an ủi họ. Và nối tiếp Tam bảo, hay khiến không đoạn dứt. Hàng phục các ma quái và chế ngự chúng ngoại đạo.

Xem tiếp...

LƯỢC KHẢO LỊCH SỬ KINH

Duy Ma CatHT. Thích Thanh Từ - giảng

Trước khi giảng bộ kinh này, tôi nói sơ qua một vài đặc điểm.

I- PHIÊN DỊCH

Lược khảo bản kinh này chia ra ba phần: Phần dịch Phạn-Hán, phần sớ giải và phần dịch Hán-Việt.

1. Dịch Phạn - Hán

Theo lời giải thích của ngài Trí Giả đại sư, quyển kinh này có năm nhà dịch, nhưng hiện nay trong Hán tạng chúng ta chỉ thấy có ba bản dịch, còn hai bản khác đã thất truyền. Ba nhà dịch đó là:
- Ngài Chi Khiêm đời Ngô, dịch là Phật Thuyết Duy-ma-cật Kinh, hai quyển.

Xem tiếp...