headertvtc new


   Hôm nay Thứ bảy, 27/04/2024 - Ngày 19 Tháng 3 Năm Giáp Thìn - PL 2565 “Tinh cần giữa phóng dật, Tỉnh thức giữa quần mê, Người trí như ngựa phi, Bỏ sau con ngựa hèn”. - (Pháp cú kệ 29, HT.Thích Minh Châu dịch)
tvtc2  Mongxuan
 Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam Thế Kỷ 20-21

13: Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala)

tocatymalaĐầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn.

Ngài người nước Hoa-Thị, ban đầu học theo ngoại đạo, giỏi các pháp huyễn thuật, đồ chúng có đến ba ngàn. Khi đến so tài với Mã-Minh, bị Tổ hàng phục,liền cùng đồ chúng phát tâm xuất gia. Tổ Mã-Minh độ cho Ngài xuất gia, sau truyền tâm pháp. Sau khi được truyền tâm pháp, Ngài đi giáo hóa khắp nơi. Lần lượt đến nước Tây-Ấn, nơi đây có Thái-tử tên Vân-Tự-Tại rất ngưỡng mộ Ngài.Thái-Tử thỉnh Ngài và đại chúng vào cung cúng dường,Ngài từ chối bảo:

Xem tiếp...

12: Bồ-Tát Mã-Minh ( Asvaghosha )

tomaminhCuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn .

Bồ-Tát người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã-Minh cũng có hiệu Công-Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã-Minh. lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã-Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.

Xem tiếp...

11: Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas )

tohieptongiaGiữa thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn


Ngài dòng Cù-Đàm ở nước Hoa-Thị, thân phụ là Bảo-Thân. Thân phụ sanh được bảy người con trai, Ngài là con út. Thuở nhỏ. Ngài tâm tư bình thản không tịnh không loạn. Ngài thường nói với các anh :

 

- Nếu gặp bực đại-sĩ ngồi nơi đạo tràng thuyết pháp, em quyết đến đó gần gũi tùy hỷ.

 

Khi Tổ Hiếp-Tôn-Giả đến nước nầy chấn hưng Phật pháp, Ngài liền đến dự trong hội ấy. Thấy Ngài ứng đối mẫn tiệp, ngôn ngữ hợp lý, Tổ độ cho xuất gia. Sau khi đắc pháp nơi Tổ Hiếp-Tôn-Giả, Ngài một lòng tinh tấn,lấy sự giáo hóa làm trọng trách. Đạo đức Ngài vang khắp, số chúng qui ngưỡng đến ngàn vạn, những người được quả thánh tới năm trăm vị. Về sau, Ngài đến nước Ba-La-Nại có một vị trưởng-giả vào hội. Ngài hỏi đồ chúng :

Xem tiếp...

10: Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika)

tohieptongiaĐầu thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn 

Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung-Ân. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh,

Thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.

Sau gặp Tổ Phục-Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặc lưng xuống chiếu,như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ).

Xem tiếp...

9:Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra)

tophucdamatdaCuối thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn

Ngài họ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :

- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện :"Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi."

Xem tiếp...

8:Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi)

tophatdanandeĐầu thế kỷ thứ tư sau Phật Niết-bàn

Ngài họ Cù-Đàm, người nước Ca-Ma-La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi Tổ Bà-Tu-Mật đến nước Ca-Ma-La, Ngài đến vấn nạn, nhơn đó kính phục xin theo làm đệ tử. Tổ sắp Niết-bàn, gọi Ngài đến phó chúc rằng :

Xem tiếp...

7: Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra)

Cuối thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn

Ngài họ Phả-La-Đọa sanh trưởng tại miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông. Một hôm,Tổ Di-Dá-Ca gọi Ngài căn dặn:

Xem tiếp...

6: Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka)

Đầu thế kỷ thứ ba sau Phật Niết-bàn

Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:

-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :                   

Xem tiếp...

5: Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)

Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn

Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già-Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

Xem tiếp...

4: Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn

Ngài dòng Thủ-Đà-La ở nước Sất-Lợi, cha tên Thiện-Ý. Trước khi sanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thưở bé Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí huệ minh mẫn.

Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Xem tiếp...