Trung luận - QUÁN NHÂN QUẢ

           Nếu nhân khắp có quả,
           Lại sanh những quả gì?
           Nhân thấy, chẳng thấy quả,
           Cả hai đều chẳng sanh.

Hỏi: - Các nhân duyên hòa hợp hiện có quả sanh, phải biết quả ấy từ các duyên hòa hợp mà có?
Đáp:         -  Nếu các duyên hoà hợp,
                    Mà có quả sanh thì,
                    Trong hoà hợp đã có,
                    Đâu cần hoà hợp sanh?

Nếu bảo các nhân duyên hòa hợp có quả sanh, quả ấy ắt trong hòa hợp đã có, mà từ hòa hợp phát sanh. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Nếu quả trước có thật thể rồi ắt chẳng nên từ hòa hợp mà sanh.

Hỏi: - Trong các duyên hòa hợp tuy không có quả, mà quả từ các duyên sanh thì có lỗi gì?

Đáp:         -  Nếu các duyên hòa hợp,
                    Trong đó không có quả.
                    Làm sao từ các duyên,
                    Hòa hợp mà sanh quả.

Nếu từ các duyên hòa hợp ắt quả sanh thì, giả sử trong hòa hợp không có quả mà từ hòa hợp sanh. Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Nếu vật không có tự tánh, vật ấy trọn chẳng sanh.

        Lại nữa,
                            Nếu các duyên hòa hợp,
                            Trong đó có quả thì.
                            Trong hoà hợp nên có,
                            Mà thật chẳng thể được.

Nếu từ trong các duyên hoà hợp có quả, hoặc là sắc lý đáng có thể dùng mắt thấy, hoặc là chẳng phải sắc lý đáng có thể dùng ý biết; mà thật trong hòa hợp quả chẳng thể được. Thế nên trong hòa hợp có quả, việc đó chẳng đúng.

         Lại nữa,
                            Nếu các duyên hoà hợp,
                            Trong đó không có quả.
                            Ắt là trong các duyên,
                            Đồng với phi nhân duyên.

Nếu trong các duyên hòa hợp không có qủa, ắt các nhân duyên tức đồng với phi nhân duyên. Như sửa là nhân duyên của lạc, nếu trong sửa không có lạc, trong nước cũng không có lạc. Nếu vậy trong sửa không có lạc ắt đồng với nước, chẳng nên nói lạc chỉ từ sửa ra. Thế nên trong các duyên hòa hợp không quả, việc đó chẳng đúng.

Hỏi: - Nhân làm quả làm nhân rồi diệt mà có nhân qủa sanh, không có lỗi như thế?

Đáp:         -  Nếu nhân làm qủa (làm) nhân,
                    Làm nhân xong rồi diệt,
                    Nhân ấy có hai thể,
                    Một cùng, một ắt diệt.

Nếu nhân cùng qủa làm nhân rồi mà diệt, nhân ấy ắt có hai thể:1- Cùng làm nhân. 2- Cái nhân diệt. Việc đó chẳng đúng. Vì một pháp mà có hai thể. Thế nên nhân cùng qủa làm nhân rồi mà diệt, việc đó chẳng đúng.

Hỏi: - Nếu bảo nhân chẳng cùng qủa làm nhân rồi mà diệt, cũng có qủa sanh thì có lỗi gì?

Đáp:         -  Nếu nhân chẳng cùng qủa,
                    Làm nhân rồi mà diệt.
                    Nhân diệt mà qủa sanh,
                    Qủa ấy ắt không nhân.

Nếu nhân ấy chẳng cùng qủa làm nhân rồi mà diệt, ắt nhân diệt rồi qủa

sanh, qủa ấy ắt không nhân.Việc đó chẳng đúng. Tại sao? Hiện thấy tất cả quả không có quả nào không nhân.Thế nên ông nói nhân chẳng cùng quả làm nhân rồi diệt, cũng có quả sanh. Việc đó chẳng đúng.

Hỏi : - Khi các chuyện hòa hợp mà có quả sanh thì có lỗi gì?
Đáp:         -  Nếu khi các duyên hợp,
                    Mà có quả sanh thì.
                    Sanh cùng với bị sanh,
                    Ắt là cùng một lúc.

Nếu khi các duyên hợp có quả sanh, ắt cái sanh và bị sanh tức cùng một lúc. Nhưng việc đó chẳng phải vậy. Tại sao? Như cha và con chẳng được sanh cùng một lúc. Thế nên ông nói khi các duyên hợp có quả sanh, việc đó chẳng đúng.

Hỏi: - Nếu trước có quả sanh rồi sau các duyên hợp thì có lỗi gì?

Đáp:         -  Nếu trước có quả sanh,
                    Hồi sau có duyên hợp.
                    Đây tức lìa nhân quyền,
                    Gọi là không nhân quả.

Nếu các duyên chưa hợp mà trước có quả sanh, việc đó chẳng đúng. Vì quả ấy lìa nhân duyên ắt nên sẽ gọi là không nhân quả. Thế nên ông nói khi các duyên chưa hợp trước có quả sanh, việc đó ắt chẳng đúng.

Hỏi: - Nhân diệt biến làm quả thì có lỗi gì?

Đáp:           - Nếu nhân biến làm quả,
                      Nhân tức đến nơi quả.
                      Đây ắt nhân trước sanh,
                      Sanh rồi lại sanh nữa.

Nhân có hai thứ: 1. Trước sanh. 2. Chung sanh. Nếu nhân biến làm quả, quả là nhân trước sanh, lý đáng lại sanh nữa. Nhưng việc đó chẳng đúng. Tại sao? Vật đã sanh chẳng nên lại sanh nữa.

Nếu bảo nhân ấy tức biến làm quả. Việc đó cũng chẳng đúng. Tại sao? Nếu tức, chẳng gọi là biến. Nếu biến chẳng gọi là tức.

Hỏi: - Nhân chẳng trọn diệt hết, chỉ cái tên diệt mà thể của nhân biến làm quả. Như hòn đất sét biến làm bình thì mất tên hòn đất sét ở trước mà sanh tên bình?

Đáp: - Hòn đất sét trước diệt mà có bình sanh, chẳng gọi là biến. Lại thể của hòn đất sét chẳng riêng sanh bình, mà chậu hủ… đều từ trong đất sét có ra. Nếu hòn đất sét chỉ có tên, chẳng thể biến làm bình. Biến nghĩa là như sửa biến làm lạt. Thế nên ông nói tên nhân tuy diệt mà biến làm quả. Việc đó chẳng đúng.

Hỏi: - Nhân tuy diệt mất mà hay sanh quả, thế nên có quả, không có lỗi như thế?

Đáp:             - Làm sao nhân diệt mất,
                        Mà hay sanh ra quả?
                        Nếu nhân ở nơi quả,
                        Làm sao nhân sanh quả?

Nếu nhân đã diệt mất rồi, làm sao hay sanh ra quả ? Nếu nhân chẳng diệt mà hợp cùng với quả, đâu hay lại sanh quả.

Hỏi: - Nhân ấy khắp có quả mà quả sanh?

Đáp:             -  Nếu nhân khắp có quả,
                        Lại sanh những quả gì?
                        Nhân thấy, chẳng thấy quả,
                        Cả hai đều chẳng sanh.

Nếu nhân ấy chẳng thấy quả, còn chẳng nên sanh quả, huống nữa là thấy. Nếu nhân chẳng tự thấy quả ắt chẳng nên sanh ra quả. Tại sao? Nếu chẳng thấy quả, quả ắt chẳng theo nhân. Lại, chưa có quả, làm sao sanh quả. Nếu nhân trước thấy quả, chẳng nên lại sanh quả, vì đã có rồi.

                Lại nữa
                            Nếu nói nhân quá khứ,
                            Đối với quả quá khứ.
                            Quả vị lai, hiện tại,
                            Ắt là trọn chẳng hợp.

                        -   Nếu nói nhân vị lai,
                            Đối với quả vị lai.
                            Quả hiện tại, quá khứ,
                            Ắt là trọn chẳng hợp.

                        -  Nếu nói nhân hiện tại,
                            Đối với quả hiện tại,
                            Quả vị lai, quá khứ,
                            Ắt là chọn chẳng hợp.

Quả quá khứ chẳng cùng với nhân quá khứ, vị lai, hiện tại hòa hợp; quả vị lai chẳng cùng với nhân vị lai, hiện tại, quá khứ hoà hợp; quả vị lai chẳng cùng với nhân vị lai, hiện tại, quá khứ hoà hợp; quả hiện tại chẳng cùng với nhân hiện tại, vị lai, quá khứ hòa hợp. Như thế, ba thứ quả trọn chẳng cùng với nhân quá khứ, vị lai, hiện tại hòa hợp.

             Lại nữa
                            Nếu là chẳng hòa hợp,
                            Nhân đâu hay sanh quả?
                            Nếu là có hoà hợp,
                            Nhân đâu hay sanh quả?

Nếu nhân quả chẳng hòa hợp ắt không có quả. Nếu không quả, làm sao nhân hay sanh qua?

Nếu bảo nhân quả hòa hợp ắt nhân hay sanh quả; Điều đó chẳng đúng. Tạo sao? Nếu quả ở trong nhân ắt trong nhân đã có quả, làm sao lại sanh nữa?
              Lại nữa
                           Nếu nhân KHÔNG, không quả,
                           Nhân đâu hay sanh quả?
                           Nếu nhân chẳng KHÔNG quả,
                           Nhân đâu hay sanh quả?

Nếu nhân không có quả; do vì không có quả nên nhân rỗng không, làm sao nhân sanh quả? Như người chẳng mang thai làm sao hay sanh con.
Nếu nhân trước có quả; vì đã có quả nên chẳng thể sanh nữa

             Lại nữa, nay sẽ nói về quả:
                            Quả chẳng KHÔNG chẳng sanh,
                            Quả chẳng KHÔNG chẳng diệt,
                            Do vì quả chẳng KHÔNG,
                            Chẳng sanh cũng chẳng diệt.

                        -   Quả KHÔNG nên chẳng sanh,
                            Quả KHÔNG nên chẳng diệt.
                            Do vì quả là KHÔNG,
                            Chẳng sanh cũng chẳng diệt.

Nếu quả chẳng KHÔNG, chẳng nên sanh, chẳng nên diệt. Tại sao?

Nếu quả trước đã thật có ở trong nhân trọn chẳng nên sanh nữa. Vì không sanh nên không diệt. Thế nên do quả chẳng KHÔNG nên chẳng sanh chẳng diệt.

Nếu bảo vì quả KHÔNG nên có sanh diệt, điều đó cũng chẳng đúng. Tại sao? Nếu quả là KHÔNG, KHÔNG gọi là không có gì, làm sao sẽ có sanh diệt. Thế nên nói “do quả KHÔNG nên chẳng sanh chẳng diệt”.

        Lại nữa, nay dùng một và khác để phá nhân quả.

                            Nhân quả là một thì,
                            Việc đó trọn chẳng đúng.
                            Nếu nhân quả là khác,
                            Việc đó cũng chẳng đúng.

                          - Nếu nhân quả là một,
                            Sanh, bị sanh là một.
                            Nếu nhân quả là khác,
                            Nhân ắt đồng phi nhân.

                        -  Nếu quả thật có tánh,
                            Nhân vì đâu mà sanh?
                            Nếu quả thật không tánh,
                            Nhân vì đâu mà sanh ?

                        -  Nhân chẳng sanh ra quả,
                            Ắt không có tướng nhân.
                            Nếu không có tướng nhân,
                            Cái gì hay có quả?

                        -   Nếu từ các nhân duyên,
                            Mà có pháp hòa hợp.
                            Hòa hợp tự chẳng sanh,
                            Làm sao hay sanh quả?

                        -   Thế nên quả chẳng từ,
                            Duyên hợp chẳng hợp sanh.
                            Nếu là không có quả,
                            Chỗ nào có pháp hợp?

Pháp các duyên hòa hợp ấy chẳng hay sanh tự thể. Vì không có tự thể nên làm sao hay sanh ra quả. Thế nên quả chẳng từ các duyên hợp sanh, cũng chẳng từ chẳng hợp sanh. Nếu không có quả chỗ nào có pháp hợp?

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]