Bài 114 — Huệ Nam dạy trụ trì

惠 南 主 法

Huệ Nam chủ pháp

居 訥 扶 宗

Cư Nột phù tông

洪 濟 師 子

Hồng Tế sư tử

遼 陽 大 蟲

Liêu Dương đại trùng

455. — Huệ Nam dạy trụ trì

Hoàng Long nói:

– Làm trụ trì cần phải được lòng chúng. Muốn được lòng chúng phải biết rõ tình người. Ðức Phật nói: “Tình người làm ruộng phúc cho đời, đạo lí đều từ đó mà sinh ra”. Cho nên sự thông tắc của thời, tổn ích của việc, tất nương vào tình người.

Tình người có lúc tốt lúc xấu, nên thông tắc phát sinh; sự việc có lúc hậu lúc bạc, nên tổn ích phải đến. Duy Thánh nhân thấu suốt được cái tình của thiên hạ, nên những quẻ riêng biệt trong kinh Dịch có chia ra: Càn ở dưới, Khôn ở trên thì nói rằng thái (thông); Càn ở trên Khôn ở dưới thì nói rằng bỉ (tắc). Theo Tượng truyện của Dịch: Tổn ở trên ích ở dưới thì nói rằng ích; tổn ở dưới ích ở trên thì nói rằng tổn. Ôi! Càn là trời, Khôn là đất, trời ở dưới mà đất ở trên, thì ngôi vị đó trái ngược mà lại bảo đó là thông, là vì lẽ trên dưới giao hòa với nhau vậy. Chủ ở trên mà khách ở dưới, thì nghĩa đó là thuận, mà trái lại bảo đó là tắc, là vì lẽ trên dưới chẳng giao hòa với nhau vậy.

 

Bởi lẽ trời đất chẳng giao hòa với nhau nên mọi vật chẳng được sự nuôi nấng, lòng người chẳng giao cảm vối nhau nên muôn việc chẳng hòa, cái nghĩa tổn ích cũng bởi thế mà ra. Ôi! Người ở địa vị trên, thời phải tự mình đơn giản tiết kiệm mà phải rộng rãi với kẻ dưới, thì người dưới tất phải vui vẻ mà cung phụng người trên, há chẳng bảo đó là ích vậy ư? Ở ngôi trên mà khinh miệt kẻ dưới, lại tự mình phóng túng, thì người dưới tất oán mà trái lệnh trên, há chẳng bảo đó là tổn vậy ư? Cho nên trên dưới giao hòa thì thông, chẳng giao hòa thời tắc. Tự tổn mình thì ích người, tự ích mình thì tổn người. Thấu rõ sự được hay mất của tình người đâu phải dễ dàng, nên Tiên thánh thường ví người là con thuyền, tình là nước, nước hay chở được thuyền, nhưng nước cũng lật được thuyền, thuận với nước thì thuyền nổi, trái với nước thời thuyền chìm. Bởi vậy người Trụ trì nếu được lòng người thì hưng thịnh, mất lòng người thì suy vi. Ðược tất cả thì hoàn toàn thịnh. Mất tất cả thì hoàn toàn suy. Thế nên, cùng làm điều thiện thì phúc nhiều, cùng làm điều ác thì họa cũng lắm. Thiện ác cùng một loại, chính xác như xâu hạt chuỗi. Thạnh suy theo phép tắc tuần hành, tỏ rõ như xem mặt trời vậy. Ðó là nguyên tắc muôn đời mà người làm Trụ trì cần phải biết.

(Theo: Tăng Bảo truyện, quyển hạ.)

 

456. — Cư Nột đỡ nâng tông

Thiền sư Cư Nột ở chùa Viên Thông thuộc Giang Châu (nối pháp Diên Khánh Vinh). Hoàng đế Nhân Tông nghe danh đức của Sư nên vào đầu năm 1049 vua xuống chiếu mời Sư Trụ trì Thiền viện Thập Phương Tịnh Nhân. Sư cáo từ vì lí do bệnh mắt nên chẳng thể phụng chiếu. Có sắc chỉ bảo Sư cử người thay thế. Sư liền cử tăng Hoài Liễn, vị này thiền học tinh thâm, là cánh tay phải của Cư Nột. Lúc bấy giờ, vua ban chiếu gọi Liễn, Liễn được dẫn đến trước mặt vua. Vua hỏi về đại ý của Phật pháp. Liễn nêu cao tông chỉ của Thầy mình. Thiên hạ điều ca ngợi Cư Nột là bậc trí khéo biết khả năng của người mà mình đề cử.

(Theo: Hội Nguyên, quyển 16.)

457. — Sư tử của Hồng Tế

Không có chú giải (DG)

458. — Con cọp Liêu Dương

Hai hạng mục 457 và 458 không có chú giải (DG)

Tin mới

Các tin khác

[ Quay lại ]